Dựa vào kiến thức đã học, em hãy lập bảng theo mẫu dưới đây và hoàn thiện thông tin so sánh sự khác nhau giữa đặc điểm đô thị hoá
Luyện tập
1. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy lập bảng theo mẫu dưới đây và hoàn thiện thông tin so sánh sự khác nhau giữa đặc điểm đô thị hoá ở các nước phát triển và đang phát triển.
Nội dung so sánh | Các nước phát triển | Các nước đang phát triển |
Lịch sử đô thị hóa | ||
Tỉ lệ dân thành thị | ||
Quy mô đô thị | ||
Chức năng đô thị | ||
Lối sống đô thị |
2. Vẽ sơ đồ khái quát sự tác động tích cực và tiêu cực của đô thị hoá đến phát triển dân số, kinh tế, xã hội và môi trường ở các nước đang phát triển.
3. Cho bảng số liệu:
Bảng 2.9. Dân số thành thị và nông thôn của thế giới, giai đoạn 1950 - 2020
(Đơn vị: triệu người)
1950 | 1970 | 1990 | 2020 | |
Thế giới | 2536.2 | 3700.5 | 5330.9 | 7795.4 |
Thành thị | 750.9 | 1354.2 | 2290.2 | 4378.9 |
Nông thôn | 1785.3 | 2346.3 | 3040.7 | 3416.5 |
a.Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới giai đoạn 1950 - 2020.
b. Rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới giai đoạn 1950 - 2020.
4. Bằng kiến thức đã học, hãy sưu tầm các tư liệu để tìm hiểu về đô thị hoá ở Việt Nam với các nội dung sau đây:
- Đặc điểm đô thị hoá (tìm hiểu về lịch sử đô thị hoá, tỉ lệ dân thành thị, quy mô đô thị, chức năng đô thị, lối sống đô thị).
- Xu hướng đô thị hoá.
- Tác động đô thị hoá (tác động tích cực và tiêu cực của đô thị hoá đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường).
1. So sánh sự khác nhau giữa đặc điểm đô thị hoá ở các nước phát triển và đang phát triển.
Nội dung so sánh | Các nước phát triển | Các nước đang phát triển |
Lịch sử đô thị hóa | - Diễn ra sớm, gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. | - Diễn ra muộn và gắn liền với sự bùng nổ dân số. |
Tỉ lệ dân thành thị | - Tỉ lệ dân thành thị cao. | - Tăng nhanh nhưng vẫn còn thấp. |
Quy mô đô thị | - Quy mô nhỏ và trung bình. - Số lượng các siêu đô thị ít hơn các nước đang phát triển. | - Số lượng và quy mô đô thị ở các nước đang phát triển có xu hướng tăng nhanh. - Có nhiều siêu đô thị hơn các nước phát triển. |
Chức năng đô thị | - Chức năng về kinh tế giữ vai trò chủ đạo. - Đô thị có quy mô dân số lớn thường gắn với chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá,… của quốc gia, khu vực - Một số đô thị có tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới như Niu Ioóc, Luân Đôn, Tô-ky-ô,... | - Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá,… của quốc gia và khu vực. |
Lối sống đô thị | - Đã lan toả mạnh mẽ về các vùng nông thôn. - Ít có sự khác biệt về lối sống giữa dân cư thành thị và dân cư nông thôn. | - Ngày càng phổ biến rộng rãi, ảnh hưởng đến lối sống của dân cư nông thôn. - Chênh lệch lớn giữa lối sống của dân cư thành thị và dân cư nông thôn. |
2.
Sơ đồ về tác động tích cực của quá trình đô thị hóa
Sơ đồ về tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa
3.
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu cơ cấu:
Bảng: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của
thế giới giai đoạn 1950 – 2020 (Đơn vị: %)
1950 | 1970 | 1990 | 2020 | |
Thế giới | 100 | 100 | 100 | 100 |
Thành thị | 29.6 | 36.6 | 43.0 | 56.2 |
Nông thôn | 70.4 | 63.4 | 57.0 | 43.8 |
- Vẽ biểu đồ:
b) Nhận xét
- Nhìn chung sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới trong giai đoạn 1950 - 2020 có xu hướng tăng tỉ lệ dân thành thị và giảm dần tỉ lệ dân nông thôn.
- Tỉ lệ dân nông thôn giảm từ 70,4% năm 1950 xuống còn 43,8% năm 2020, giảm 26,6%. Theo đó là quá trình tăng tỉ lệ dân thành thị, tăng tương đương 26,6%, từ 29,6% (1950) lên 56,2% năm 2020.
- Giai đoạn 1990 - 2020 có sự chuyển dịch mạnh mẽ nhất, tỉ lệ dân thành thị tăng hơn 13% trong vòng 30 năm.
4.
* Đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam:
- Lịch sử đô thị hoá: xuất hiện khá muộn so với các nước trên thế giới và các đô thị cổ sau khi hình thành cũng không có sự phát triển liên tục mà thường thăng trầm gắn với sự thay đổi địa điểm kinh đô của các triều đại khác nhau.
- Tỉ lệ dân thành thị: Tuy có sự gia tăng về quy mô và tốc độ tăng dân số đô thị nhưng tỷ trọng dân số đô thị của nước ta hiện vẫn ở mức rất thấp so với các nước phát triển trên thế giới cũng như so với các nước trong khu vực.
- Quy mô đô thị: Số đô thị của cả nước đã tăng lên con số 833 tính đến tháng 6 tháng đầu năm 2020, bao gồm 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, 22 đô thị loại I, 31 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 88 đô thị loại IV và 652 đô thị loại V
- Chức năng đô thị: Là trung tâm tổng hợp về hành chính (thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh), kinh tế - văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục,…
- Lối sống đô thị ngày càng rõ nét tuy nhiên sự chênh lệch
* Xu hướng đô thị hoá ở Việt Nam: ngày càng gia tăng về số lượng, quy mô và chất lượng đô thị. Quy hoạch đô thị đồng bộ, hình thành các đô thị vệ tinh
* Tác động đô thị hoá:
- Tác động tích cực:
+ Thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
+ Thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, cải thiện tình trạng đói nghèo.
+ Lối sống của dân cư ở khu vực nông thôn nhích gần lối sống thành thị về nhiều mặt.
- Tác động tiêu cực:
+ Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí)
+ Mất cân đối lực lượng lao động, trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn.
+ Thiếu nhà ở ở đô thị gây khó khăn cho quản lí đô thị, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
+ Thành thị chịu áp lực nhiều vấn đề như việc làm, cơ sở hạ tầng quá tải, an ninh không được đảm bảo, gia tăng tệ nạn xã hội,…
Bình luận