Dựa trên kết quả đọc và viết về tác giả Thạch Lam nêu trên, kết hợp với các gợi ý sau, hãy xây dựng bài thuyết trình về nhà văn này để trình bày trong hoạt động ngoại khoá văn học với thời lượng 30 phút.

IV. Thuyết trình về một tác giả văn học

2. Cách thức thuyết trình về một tác giả văn học

Câu hỏi: Dựa trên kết quả đọc và viết về tác giả Thạch Lam nêu trên, kết hợp với các gợi ý sau, hãy xây dựng bài thuyết trình về nhà văn này để trình bày trong hoạt động ngoại khoá văn học với thời lượng 30 phút.

Dựa trên kết quả đọc và viết về tác giả Thạch Lam nêu trên, kết hợp với các gợi ý sau, hãy xây dựng bài thuyết trình về nhà văn này để trình bày trong hoạt động ngoại khoá văn học với thời lượng 30 phút.


Gợi ý:

1. Tiểu sử 

- Thạch Lam, tên thật là Nguyễn Tường Vinh (1910 – 1942), sau đó đổi tên thành Nguyễn Tường Lân. Bút danh là Thạch Lam.

- Quê ông ở Hà Nội.

- Cha của nhà văn là ông Nguyễn Tường Nhu (1881), là một người thông thạo cả chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông Phán Tòa Sứ. Mẹ của nhà văn là bà Lê Thị Sâm.

2. Sự nghiệp văn học

- Sau khi đã đỗ Tú Tài lần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để chuyển sang làm báo. Thạch Lam tham gia vào Tự Lực văn đoàn và được phân công biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay. Năm 1935, ông được giao làm chủ bút của tờ Ngày nay.

- Thạch Lam có rất nhiều tác phẩm được đăng báo như:

  • Tác phẩm Gió lạnh đầu mùa – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1937);
  • Tác phẩm Nắng trong vườn – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1938);
  • Tác phẩm Ngày mới – Tập truyện dài (NXB Đời nay, 1939);
  • Tác phẩm Theo giòng – Bình luận văn học (NXB Đời nay, 1941);
  • Tác phẩm Sợi tóc – Tập truyện ngắn  (NXB Đời nay, 1942);
  • Tác phẩm Hà Nội ba sáu phố phường – Tùy bút (NXB Đời nay, 1943);
  • Tác phẩm Quyển sách và Hạt ngọc – Truyện viết cho thiếu nhi (NXB Đời nay, 1940);

- Nhà văn Thạch Lam được biết đến là một cây bút thiên về tình cảm, hay viết lại chính những cảm xúc của mình trước những số phận hẩm hiu, nghèo khổ của người nghèo, nhất là phụ nữ trong xã hội cũ nát, sống vất vả, chịu đựng, thầm lặng và trong đó có cả sự hy sinh (trong tác phẩm Cô hàng xén).

- Có truyện ông viết với sự cảm thông sâu sắc về một gia đình đông con, sống một cuộc sống cơ cực trong xóm chợ (trong tác phẩm Nhà mẹ Lê). Ngoài ra ông còn viết tiểu luận kiểu tùy bút, ghi lại những gì mà ông suy nghĩ về nghệ thuật. 

3. Quan niệm văn chương và phong cách nghệ thuật

- Những tác phẩm của nhà văn Thạch Lam có rất nhiều những yếu tố hiện thực. Nét riêng, độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, đó chính là lòng nhân ái và những vẻ đẹp tâm hồn trong mọi tác phẩm của ông.

- Các tác phẩm của Thạch Lam luôn ánh lên cái chất lòng nhân ái của con người Việt Nam. Đọc truyện ngắn Thạch Lam ta thấy được sự yêu thương và quý trong con người với nhau hơn và cũng chính từ đó tác cảm thấy được sự thương cảm trong mỗi một con người.

- Thạch Lam quan niệm: “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi 1 cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.

- Ông cũng quan niệm: “Văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên”.

- Thạch Lam từng phát biểu trực tiếp quan điểm văn chương tiến bộ của ông như sau: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.

....


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác