Đọc những đoạn trích dưới đây, vận dụng phương pháp đã được hướng dẫn để suy đoán nghĩa của các từ ngữ in đậm. Lí giải cách suy đoán của em để biết được nghĩa của các từ ngữ đó.

Nghĩa của từ ngữ

1. Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, trước khi dùng từ điển để tra cứu, có thể dựa vào nghĩa của những yếu tố tạo nên từ ngữ đó để suy đoán nghĩa của nó. Chẳng hạn, nhờ biết được gia là nhà, tài là của cải, có thể suy đoán được gia tài là của cải đông của một người hay một gia đình. Vận dụng cách trên để suy đoán nghĩa của các từ ngữ sau: gia cảnh, gia bảo, gia chủ, gia dụng, gia đạo, gia sản. Lí giải cách suy đoán của em để biết được nghĩa của những từ ngữ đó.

2. Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, trước khi dùng từ điển để tra cứu, cũng có thể dựa vào những từ ngữ xung quanh để suy đoán nghĩa của nó. Chẳng hạn, khi đọc câu: Cô chị rắt khéo léo, còn cô em thì rất hậu đậu, có thể có người không biết hậu đậu nghĩa là gì, nhưng khéo léo thì nhiều người biết. Nhờ biết nghĩa của khéo léo và sự xuất hiện trong câu có ý đối lập hậu đậu với khéo léo, có thể suy đoán được hậu đậu là không khéo léo, nghĩa là vụng về. Đọc những đoạn trích sau, vận dụng phương pháp đã được hướng dẫn để suy đoán nghĩa của các từ ngữ in đậm. Lí giải cách suy đoán của em để biết được nghĩa của các từ ngữ đó.

a. Thạch Sanh đã xả xác nó ra làm hai mảnh. Trăn tinh hiện nguyên hình là một con trăn không lò và đề lại bên mình một bộ cung tên bằng vàng.

b. Hồn trăn tinh và đại bàng lang thang, một hôm gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới quẳng ở gốc đa đề vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

c. Mọi người bấy giờ mới hiệu ra tất cả sự thật. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng rộng lượng tha thứ cho chúng về quê làm ăn.


1. Vận dụng cách diễn đạt câu hỏi đã cho, để suy đoán nghĩa của các từ ngữ sau: gia cảnh, gia bảo, gia chủ, gia dụng, gia đạo, gia sản. Lí giải cách suy đoán của em để biết được nghĩa của những từ ngữ đó.

  • Gia cảnh: Gia là nhà, cảnh là cảnh ngộ, hoàn cảnh. Gia cảnh là hoàn cảnh khó khăn của gia đình.
  • Gia bảo: Gia là nhà, bảo là bảo vật, bảo bối. Gia bảo là báu vật của gia đình. 
  • Gia chủ: Gia là nhà, chủ là người đứng đầu. Gia chủ là chủ nhà.
  • Gia dụng: Gia là nhà, dụng là vật dụng, đồ dùng. Gia dụng là đồ dùng vật trong trong gia đình. 
  • Gia đạo: Gia là nhà, đạo là đạo lý. Gia đạo là lề lối, phép tắc trong gia đình. 
  • Gia sản: Gia là nhà, sản là tài sản. Gia sản là tài sản của gia đình.

2.  Vận dụng phương pháp đã được hướng dẫn để suy đoán nghĩa của các từ ngữ in đậm:

  • Hiện nguyên hình: bộ mặt thật, hình hài vốn có.
  • Vu vạ: làm ra chuyện xấu xa rồi đổ oan cho người khác.
  • Rộng lượng: cảm thông, dễ tha thứ với người có sai lầm, lầm lỡ
  • Bủn rủn: cử động không nổi nữa, chân tay rã rời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo