Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi. Hãy phân tích tác dụng nghệ thuật của những hình ảnh đó.

Câu 5. Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi. Hãy phân tích tác dụng nghệ thuật của những hình ảnh đó.


Đoạn trích miêu tả lại không gian núi rừng bình dị, quen thuộc của đồng bào Thái. Đi cùng vời đó là những phong tục, tín nguyễn huyền bí và hấp dẫn của dân tộc Thái. Người Thái có tục hoả táng, muốn cho thân xác cháy đượm, linh hồn được siêu thoát, cần có hơi hương của người thân yêu nhất. Chàng muốn gần “kề vóc mảnh”, được có hơi hương người yêu trong phút chia tay bịn rịn để nếu có chết hồn cũng không bị cô đơn:

 Xin hãy cho anh kề vóc mảnh,
Quấn quanh vai ủ lấy hương người,
Cho mai sau lửa xác đượm hơi,
Một lát bên em thay lời tiễn dặn !

Qua cách xưng hô “người đẹp anh yêu” hay “anh yêu em” của chàng trai, chúng ta cũng thấy được cách gọi đậm chất trữ tình, đặc trưng cho lời ăn tiếng nói của đồng bào Thái và mang sắc thái trữ tình sâu sắc. 

Hình ảnh so sánh được chọn lọc đa dạng, biểu hiện phong tục, bản sắc văn hoá tinh thần, cảnh sắc thiên nhiên dân tộc Thái: "Đôi ta yêu nhau, tình Lú – Ủa mặn nồng"

=> Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi. Qua những chi tiết, hình ảnh đó, người đọc có thể cảm nhận một cách chân thực, vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa con người đây. Đồng thời qua những chi tiết, hình ảnh này, đã làm nổi bật lên tình yêu của chàng trai dành cho cô gái, một tình yêu tha thiết, thủy chung.


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 cánh diều bài 1 Tiễn dặn người yêu

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác