Dẫn ra một số truyện cười dân gian và truyện cười hiện đại mà em biết. Chỉ ra mâu thuẫn tạo nên tiếng cười mà em đã nêu lên

Câu 2. Dẫn ra một số truyện cười dân gian và truyện cười hiện đại mà em biết. Chỉ ra mâu thuẫn tạo nên tiếng cười mà em đã nêu lên. 


Ví dụ: Truyện Cháy

Một người sắp đi chơi xa, dặn con:
- Hễ có ai tới thì đưa cái giấy này cho họ. Ðứa bé bỏ tờ giấy vào túi áo. Cả ngày
không thấy ai đến. Tối, sẵn có ngọn đèn, nó lấy ra xem, chẳng may vô ý để tờ giấy
cháy mất.
Hôm sau, có người đến hỏi:
- Thầy cháu có nhà không?
Sực nhớ đến tờ giấy, nó buồn rầu đáp:
- Mất rồi!
Ông khách giật mình, hỏi:
- Mất bao giờ?
- Tối hôm qua.
- Sao mà mất?
- Cháy
-> Mâu thuẫn tạo nên tiếng cười: 
- Khi người khách hỏi “Thầy cháu có nhà không ?” tức là hỏi về cha cậu nhưng cậu lại trả lời về tờ giấy: “Mất rồi!”không chỉ khiến người khách hoảng hốt mà còn khiến người đọc bất ngờ và cũng hiểu được tại sao lại có cuộc đối thoại “Ông nói gà, bà nói vịt” .
- Ông khách bàng hoàng ,hỏi tiếp “Mất bao giờ ?”, đứa bé lại trả lời “Tối hôm qua”. Vẫn trong lối suy nghĩ về tờ giấy, có lẽ cậu bé đang cảm thấy lo sợ vì lỡ tay làm cháy tờ giấy và không hoàn thành công việc mà cha cậu giao nên khi ông khách lại hỏi dồn 1 lần nữa: “Tại sao mất?” cậu bé đã trả lời trong sự nức nở“Cháy!”.
- Chúng ta cười vì câu trả lời hồn nhiên đến ngạc nhiên nhưng cũng cườitrước thái độ bị sốc mạnh của ông khách khi nghe tin như sét đánh ngang tai
  • Ví dụ: Chuyện Lơn cưới áo mới
Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen.
Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:
– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:
– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
-> Mâu thuẫn tạo nên tiếng cười: 

- Yếu tố gây cười:

+ Anh “áo mới” đã đứng hóng trước cửa từ sáng tới chiều, sự kiên nhẫn củaanh ta là rất đáng khen nhưng chỉ khi nó được áp dụng vào đúng mục đích. Thếmà, anh ta lại dùng quỹ thời gian đó chỉ để đợi lời khen sáo rỗng của người khácvề chiếc áo mới của mình. Điều đó thật lố bịch và có phần trẻ con.

+ Và đúng là trời không phụ lòng người đã mang đến anh lợn cưới cho anhta, “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không”. Tình tiết gây cười bậtra ngay trong câu hỏi của anh tìm lợn ”Lợn cưới”:  Không nhất thiết phải nói là "lợn cưới", chỉ cần nói "lợn" là đủ nhưnganh chàng cứ cố nhấn mạnh yếu tố "cưới" ở đây để khoe của, khoe con lợn củamình.

+ Tuy nhiên anh chàng này lại gặp ngay "đối thủ" khoe khoang cũng ngangcơ mình. Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏimuốn biết, anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình “Từ lúc tôi mặccái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”

- Tác giả dân gian kích thích tiếng cười của ta nhiều lần và làm cho tiếngcười nâng lên dần tầng mức rồi kết thức nó khi đạt đến tuyệt đỉnh. Đó chính lànghệ thuật tiệm tiến, hay còn là cách bố cục gói kín mở nhanh.

- Bên cạnh đó, tiếng cười còn được tạo nhờ cách sử dụng ngôn ngữ khoe lốbịch; qua việc miêu tả điệu bộ, hành động của nhân vật; nghệ thuật phóng đại; …


Bình luận

Giải bài tập những môn khác