Công nghệ tiện, phay là gì? So sánh điểm giống và khác nhau giữa phay và tiện

3. Công nghệ gia công cắt gọt

Hình thành kiến thức:

Câu 1. Công nghệ tiện, phay là gì? So sánh điểm giống và khác nhau giữa phay và tiện

Câu 2. Khoan thường dùng để gia công các lỗ có đường kính khoảng bao nhiêu?


Câu 1. 

  • Công nghệ tiện là phương pháp gia công cắt gọt được thực hiện nhờ chuyển động chính thông thường do phôi quay tròn tạo thành chuyển động cắt kết hợp với chuyển động tiến dao.
  • Công nghệ phay là: cách thức thực hiện phương pháp cắt gọt có phoi trong gia công cơ khí.
  • So sánh điểm giống và khác nhau giữa phay và tiện:
    • Giống nhau: đều được sử dụng để cắt nguyên liệu thô.
    • Khác nhau:

Phương pháp gia công 

Gia công trên máy tiện

Gia công trên máy phay 

 

Bản chất

  • Gia công tiện là quá trình gia công cắt gọt kim loại trong đó chuyển động chính là chuyển động quay tròn của phôi, chuyển động chạy dao là chuyển động tịnh tiến của lưỡi cắt.
1: Phôi
2: Dụng cụ cắt
  • Gia công phay là một dạng gia công kim loại bằng cắt gọt, trong đó chuyển động chính là chuyển động quay của dụng cụ cắt. Chuyển động chạy dao là chuyển động thẳng theo các phương ngang, dọc và thẳng đứng do bàn máy thực hiện, phôi được kẹp chặt trên bàn máy.

Đặc điểm 

  • Gia công nhiều loại bề mặt tròn xoay khác nhau: trục, bạc, bulông, đai ốc,..
  • Gia công tiện cho năng suất tương đối cao, tính vạn năng lớn.
  • Độ chính xác gia công đạt cao khi tiện tinh.
  • Thao tác, vận hành đối với máy tiện đơn giản.
  • Có nhiều kiểu loại, kích cỡ máy khác nhau do đó tạo ra các sản phẩm có tính đa dạng cao.
  • Khó gia công các chi tiết có hình dạng phức tạp, đặc biệt trên mặt phẳng.
  • Độ cứng vững của hệ thống công nghệ không cao, đặc biệt là máy tiện băng dài.
  • gia công các chi tiết có bề mặt phẳng, bậc, rãnh, các mặt định hình,.. như vỏ máy, rãnh then, bánh răng,..
  • Dụng cụ cắt trong quá trình phay là loại dụng cụ tổ hợp nhiều lưỡi cắt do đó năng suất của quá trình phay rất cao, đặc biệt là khi phay mặt phẳng.
  • Độ bóng bề mặt đạt cấp 4 đến 6 và độ chính xác gia công khi phay cao đạt cấp 2 đến 8.
  • Trên máy phay có thể thực hiện được nhiều nguyên công: phay, khoa, khoét, doa, ta rô, vát mép,…
  • Độ cứng vững của máy phay cao hơn máy tiện nên hệ thống công nghệ có độ ổn định cao hơn.
  • Khả năng áp dụng cơ khí hoá và tự động hoá đối với máy phay cao.
  • Có thể gia công các loại sản phẩm rất phức tạp mà các phương pháp gia công cắt gọt khác không thực hiện được.
  • Vốn đầu tư lớn, dụng cụ phụ tùng đi kèm phức tạp.

Công dụng

  • Gia công tất cả các chi tiết máy có sự tạo hình nhờ chuyển động quay của phôi.
  • Gia công các bề mặt trục trơn, trục bậc, trục lệch tâm, mặt côn, gia công ren, gia công mặt đầu, mặt định hình tròn xoay.
  • Gia công một số bề mặt đặc biệt sử dụng các bịên pháp gá chuyên dùng.
  • Gia công các loại lỗ bao gồm lỗ thông hoặc không thông, ren hoặc không ren, hoặc lỗ định hình.
  • Gia công các bề mặt có kích thước lớn và hình dáng có thể phức tạp.
  • Thực hiện các nguyên công gia công lỗ.

Câu 2. Khoan thường dùng để gia công các lỗ có đường kính Ø = 0,1 ÷ 80 mm, phổ biến nhất là gia công lỗ có đường kính Ø ≤ 35 mm.


Trắc nghiệm TKCN 10 cánh diều bài 3 Một số công nghệ phổ biến

Bình luận

Giải bài tập những môn khác