Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng
Giải thích câu nói Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng
Câu thành ngữ cho thấy một phong tục tập quán đã có từ lâu đời trong văn hóa của người Việt. Đó là nếp sinh con trong đời sông của con người.
Con dạ và con so là các từ cổ dùng để chỉ thứ tự ra đời của những đứa trẻ. Con so là con đầu lòng, con dạ là những đứa con sinh sau. Theo thứ tự ấy, đứa con đầu sau này sẽ là con trưởng còn những đứa con sinh sau sẽ là con thứ. Phong tục này có ở rất nhiều vùng trên cả nước nhưng phổ biến nhất ở Bình Trị Thiên (tức ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) và một số địa phương ở ngoài Bắc.
Con so về nhà mạ: Con gái lớn khi đi lấy chồng sẽ ở nhà chồng. Nhưng khi có bầu và sinh con lần đầu tiên sẽ không có kinh nghiệm, chưa biết đi đứng, kiêng khem, ăn uống, tắm giặt như thế nào. Đặc biệt, sau khi sinh cơ thể người phụ nữ rất yếu cần phải được chăm sóc và luôn có người ở bên cạnh. Những lúc muốn nhờ vả thì mẹ chồng và em chồng cũng không thoải mái, tự nhiên được như ở nhà mẹ đẻ và em út nhà mình. Từ “mạ” là tiếng địa phương có nghĩa là “mẹ”. Chính vì thế nên người con gái khi sinh lần đầu sẽ sinh ở nhà mẹ đẻ.
Con rạ về nhà chồng: những lần sinh sau người con gái đã có kinh nghiệm hơn, biết cách đi đứng, ăn ở, kiêng khem nên có thể tự mình làm được nhiều chuyện. Vì thế mà những đứa con sau người con gái đó sẽ sinh ở nhà chồng.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải bài tập tất cả các lớp học | Những thủ thuật tin học hay |
Bình luận