Chọn một di sản văn hoá vật thể hoặc phi vật thể đã được xếp hạng và thuyết minh những đặc điểm, giá trị của di sản ấy.

VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Chọn một di sản văn hoá vật thể hoặc phi vật thể đã được xếp hạng và thuyết minh những đặc điểm, giá trị của di sản ấy.


Hướng dẫn: Bài tham khảo về Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng dưới thời nhà Lý, được xem là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam. Đây là nơi tụ họp rất nhiều người tài, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay Văn Miếu vẫn là điểm đến của nhiều du khách khi ghé thăm Hà Nội bởi kiến trúc độc đáo, ấn tượng.

Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm 1010 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám, kề sau Văn Miếu. Thời điểm đầu, đây chỉ là nơi học của  các hoàng tử, sau đó được mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ. Toàn bộ khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: Hồ Văn, vườn Giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ. Bên trong (nội tự) có những lớp tường ngăn ra làm năm khu.

Khu thứ nhất với cổng chính đến cổng Đại Trung. Trên cổng chính có chữ Văn Miếu Môn. Với kiến trúc cổng tam quan hai tầng, phía ngoài có hình ảnh của đôi rồng đá cách điệu thời Lê và đôi rồng đá thời Nguyễn. Đi vào thu thứ hai, nổi bật với Khuê Văn Các – một công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng năm 1805 (triều Nguyễn). Khuê Văn Các gồm 2 tầng, 8 mái với bốn mặt đều có cửa số tròn với những con tiện tỏa ra bốn phía tượng trưng cho hình ảnh sao Khuê tỏa sáng. Tại đây, thường là nơi tổ chức bình các bài văn thơ hay của các sĩ tử. Ngày nay, Khuê Văn Các còn được lấy làm biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Khu thứ ba là từ gác Khuê Văn tới Đại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh (giếng trời trong sáng) có tường bao quanh. Hai bên hồ là hai khu vườn bia, tức nơi lưu giữ 82 bia tiến sĩ dựng từ năm 1484 – 1780, ghi tên, quê quán của các vị tiến sĩ của 82 khoa thi. Đây được xem như là một tư liệu lịch sử quan trọng của đất nước, chúng ta có thể tìm thấy tên một số nhà chính trị, văn học, sử học nổi tiếng như Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Nhậm, Lê quý Đôn, nhà toán học Lương Thế Vinh, ông tổ nghề in Lương Như Hộc…

Qua cửa Đại thành thì đến khu thứ tư, hay là Bái đường Văn Miếu. Khu thứ tư với một cái sân rộng, lát gạch bát, hai bên là hai dãy nhà tả vu, hữu vu trước đây thờ bài vị của 72 học trò xuất sắc của Khổng Tử và Tư nghiệp Quốc Tử Giám cùng các danh nhân văn hóa Việt Nam nồi tiếng thời Trần. Cuối sân là nhà Đại bái và hậu cung. Khu thứ năm là Trường Quốc Tử Giám cũ (nay là nhà Thái học). Những triều đại phong kiến Việt Nam coi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” đã tuyển chọn nhiều người tài giỏi, đỗ đạt cao, bổ sung vào các vị trí quan trọng, được tổ chúc tại đây. Nhiều người thấy lớn như Bùi Quốc Khải, Nguyễn Trù, Chu Văn An… đã từng giảng dạy ở Quốc Tử Giám.

Văn Miếu Quốc Tử Giám mang nhiều giá trị tiêu biểu về văn hóa, lịch sử và dân tộc. Đó chính là minh chứng cho sự phát triển của nước nhà. Ngoài ra, sức sống của Văn Miếu Quốc Tử Giám đã xây dựng nên một truyền thống hiếu học của dân tộc. Hằng năm, Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi tổ chức các sự kiện lớn về giáo dục và vinh danh nhân tài cho đất nước. 


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác