Ăn cháo đái bát

Giải thích câu thành ngữ Ăn cháo đái bát


Nghĩa đen:

  • Cháo: món ăn đạm bạc, dân dã mà rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Bát cháo loãng ấy bình thường không phải là thức ăn ngon lành gì, thậm chí có thể không có mấy người muốn động đến. Nhưng lúc đói kém, mất mùa xảy ra, bát cháo lại trở thành thứ đồ ăn mĩ vị.
  • Đái bát: Hành động đi vệ sinh ngay vào bát cháo mình vừa mới ăn

=> Hành động phũ phàng, thô bạo của con người vừa nhận được bát cháo kia. Hành động ấy thể hiện nhân cách của họ - một người vô học, vô ơn.

Nghĩa bóng:

  • Cháo: sự giúp đỡ, hỗ trợ của người khác với ai đó. “Ăn cháo” chính là việc nhận ân nghĩa, sự giúp đỡ của người ta.
  • Đái bát: hành động biểu tượng cho sự vong ân bội nghĩa, sự bội bạc trắng trợn của người được giúp đỡ.

=> Câu thành ngữ đã tạo nên sự đối lập gay gắt giữ một bên là ân nghĩa, sẵn sàng dang tay giúp đỡ người gặp hoạn nạn của rất nhiều người với một bên là sự phụ bạc đến mức vô nhân đạo nhằm phê phán, lên án những kẻ sống không có trước, không có sau, sống vô ơn, bạc nghĩa với quá khứ và với những người đã từng giúp đỡ mình.

=> Đồng thời, thông qua đó, câu thành ngữ cũng muốn nhắn nhủ, khuyên răn con người ta về lối sống tình nghĩa, thủy chung, biết ơn với quá khứ và với những người mà mình đã mang ơn. Bởi trong lúc ta khó khăn họ đã đưa tay giúp đỡ dù họ không cần thiết phải làm điều đó. Ấy đã là điều đáng quý rồi. Những con người ấy, ta không được phép sống bội bạc với họ.


Bình luận