Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 8 cánh diều bài 3: Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Hiện tượng được nêu trong văn bản liên quan gì đến Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung? Dẫn ra một số ví dụ trong văn bản cho thấy tác động của hiện tượng này.

Câu 2: Hãy nhận xét về ngôn ngữ của văn bản.

Câu 3: “Bằng cách kết hợp nhiều nguồn dữ liệu mực nước đo tại trạm thuỷ triều, từ vệ tinh và những quan sát khác với việc phân tích tinh vi, các nhà khoa học đã tái xây dựng nhiều bản đồ mực nước trung bình của Trái Đất. Các thảo luận do Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) chủ trì đã đưa đến một đánh giá tương đối thống nhất và toàn diện. Theo đó, trong báo cáo đánh giá khoa học mới nhất của IPCC, mực nước biển toàn cầu đã dâng lên hơn 20 xăng-ti-mét từ thời kì cách mạng công nghiệp lần thứ nhất) cho đến nay.”

Đoạn văn trên đây được viết theo cách nào?


Câu 1:

- Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang phải đối mặt với tình trạng nước biển dâng. Việt Nam có đường bờ biển dài và có lượng dân cư tập trung ven biển đông.

- Một số ví dụ trong văn bản cho thấy tác động của hiện tượng này:

+ Nước biển dâng khi kết hợp với triều cường sẽ có tác động rất lớn đến tương lai của những nơi có cư dân đông đúc như các thành phố New York, Vancouver, Amsterdam, Sydney, Melbourne, Tokyo, Bangkok, Singapore, thành phố Hồ Chí Minh,…

+ Dự kiến vào cuối thế kỉ tới, mực nước biển sẽ tăng lên trong khoảng 35 – 85 cm, gây thiệt hại cho kinh tế toàn cầu hàng ngàn tỉ đô la Mỹ với nhiều hệ luỵ về phát triển.

Câu 2: 

- Ngôn ngữ trong văn bản mang tính khoa học nhằm trình bày thông tin một cách khách quan, chuẩn xác. Ngôn từ không có tính biểu cảm hay tính nghệ thuật. Ta có thể nhận thấy điều đó qua qua các khái niệm, thuật ngữ; qua cách diễn đạt nhằm trình bày thông tin, dữ kiện; qua việc phân chia bố cục rõ ràng,…

Câu 3:

Đây là đoạn văn song hành. Không có câu nào thực sự là câu chủ đề.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác