Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 11 cánh diều bài 13: Việt Nam và biển Đông

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Những hình ảnh dưới đây gợi cho em suy nghĩ gì về một số giải pháp bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới.

gợi cho em suy nghĩ gì về một số giải pháp bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới.gợi cho em suy nghĩ gì về một số giải pháp bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới.

Câu 2: Liên hệ với địa phương em hoặc địa phương mà em biết, chỉ ra một số vai trò của biển đối với phát triển kinh tế.

Câu 3: Kể tên những văn bản pháp lí về chủ quyền biển của Việt Nam.

Câu 4: Nêu một số ví dụ thực tiễn về thực hiện chủ trương của Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông mà em biết.

Câu 5: Là một học sinh, em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc?

Câu 6: Em hãy cho biết, Việt Nam đã có những nỗ lực gì trong việc giải quyết các tranh chấp về biển?


Câu 1: 

Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; yếu tố quan trọng để đất nước phát triển bền vững. Trong bối cảnh thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, để bảo vệ chủ quyền biển, đảo, vấn đề cần quan tâm hiện nay là tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển vững mạnh.

- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia trong khu vực mạnh về kinh tế biển, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.

- xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo vững mạnh về mọi mặt.

- Kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển, đảo bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

- Thực hiện tốt công tác đối ngoại quốc phòng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Câu 2: 

Một số vai trò của biển đối với phát triển kinh tế:

-  Thềm lục địa Việt Nam có nhiều bể trầm tích chứa dầu khí, triến vọng khai thác nguồn khoáng sản này là rất lớn. Tuy mới ra đời, nhưng ngành dầu khí Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm lực kỹ thuật, vật chất lớn và hiện đại nhất trong những ngành khai thác biển; đồng thời cũng là một trong những ngành xuất khấu và thu nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước. Ngành công nghiệp khai thác dầu khí phát triển kéo theo sự phát triển của một số ngành khác như công nghiệp hóa dầu, giao thông vận tải, thương mại trong nước và khu vực

- Biển Việt Nam còn có nhiều mỏ sa khoáng và cát thủy tinh có trữ lượng khai thác công nghiệp và làm vật liệu xây dựng... Tiềm năng về khí - điện - đạm và năng lượng biển cũng rất lớn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, sóng...

- Bên cạnh đó, vùng biển Việt Nam có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch.

Câu 3: 

Một số văn bản pháp lí về chủ quyền biển của Việt Nam:

- Luật Biên giới quốc gia khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa (năm 2003).

- Luật Biển Việt Nam (2012, có hiệu lực từ ngày 1/1/2013).

- Luật Cảnh sát biển Việt Nam (năm 2018).

- Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Câu 4: 

Một số ví dụ thực tiễn về thực hiện chủ trương của Viêt Nam khi giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông:

- Việt Nam đã nỗ lực đưa nguyên tắc này vào các văn kiện của ASEAN, kể cả “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC); “Tuyên bố 6 điểm ngày 20/7/2012 của ASEAN về Biển Đông”; dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC, trong đàm phán Việt Nam và các nước thống nhất nguyên tắc COC phải sử dụng UNCLOS làm cơ sở).

- Với nỗ lực của Việt Nam, nội dung “căn cứ luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 để tìm ra giải pháp cơ bản lâu dài cho các tranh chấp tại Biển Đông” đã được đưa vào “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam- Trung Quốc” ký ngày 10/11/2011.

- Ngày 22/10/2018, Ban Chấp hành Trung ước Đảng (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thể hiện quyết tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển bền vững kinh tế biển, đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh.

- Tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các cơ chế quốc tế được thành lập theo Công ước. Việt Nam đã từng được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng và thành viên Hội đồng của Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương.

- Tham gia xây dựng nhiều cơ chế và văn kiện pháp lý quốc tế và khu vực liên quan đến biển như Công ước quốc tế về Tổ chức Vệ tinh hàng hải (INMARSAT), Hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS), tham gia Công ước Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) và các công ước khác của IMO như Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm từ tàu 1973 và Nghị định thư bổ sung 1978 (MARPOL 73/78), Công ước về Tìm kiếm cứu nạn 1979 (SAR 79), Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 (SOLAS 74), Công ước quốc tế về ngăn ngừa hành vi bất hợp pháp đe dọa an toàn hàng hải 1988 (SUA 88) và một số văn kiện pháp lý trong khuôn khổ Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) như Hiệp định về biện pháp của quốc gia có cảng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ khai thác IUU.

Câu 5:

Một số việc học sinh có thể làm để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc:

- Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.

- Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.

- Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Câu 6:

Với chủ trương nhất quán giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên biển bằng biện pháp

hoà bình, Việt Nam đã có nhiều nö lực trong việc áp dụng có hiệu quả Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 để giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước láng giềng. Việt Nam đã chủ động cùng các quốc gia có liên quan đàm phán, phân định các vùng biển chồng lấn theo quy định của Công ước, góp phần tạo môi trường ổn định, hoà bình, hợp tác và phát triển, như kí thoả thuận hợp tác cùng phát triển dầu khí với Ma-lai-xi-a (1992), phân định biển với Thái Lan (1997), phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc (2000), phân định thểm lục địa với In-đô-nê-xi-a (2003).


Bình luận

Giải bài tập những môn khác