Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng KHTN 8 KNTT bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Một quả bóng khối lượng 200 g rơi từ độ cao 15 m xuống sân và nảy lên được 10 m. Độ biến thiên nội năng của quả bóng bằng (lấy g = 10 m/s2)
Câu 2: Một viên đạn đại bác có khối lượng 10 kg khi rơi tới đích có vận tốc 54 km/h. Nếu toàn bộ động năng của nó biến thành nội năng thì nhiệt lượng tỏa ra lúc va chạm vào khoảng?
Câu 3: Nhiệt năng của một miếng đồng là 180 J. Sau khi thực hiện được một công vào miếng đồng làm nó nóng lên và nhiệt năng của miếng đồng lúc đó là 500 J. Nhiệt lượng miếng đồng nhận được là?
Câu 4: Một vật có nhiệt năng 150 J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 750J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?
Câu 5: Một vật có khối lượng 4 kg được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 10 m. Bỏ qua sức cản của không khí. Nhiệt lượng toả ra khi vật chạm đất cứng mà không nảy lên là (giả sử năng lượng sinh ra trong khi chạm đất đều toả thành nhiệt):
Câu 1:
ΔU = E1 – E2 = mg(h1 – h2 ) = 0,2.10(15 – 10) = 101J.
Câu 2:
Q = $\Delta U=\frac{mv^{2}}{2}=\frac{10.5^{2}}{2}$= 1125J
Câu 3:
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
⇒ Nhiệt lượng mà miếng đồng nhận được trong trường hợp trên bằng:
500 − 180 = 320 J.
Câu 4:
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
⇒ Nhiệt lượng mà vật nhận được trong trường hợp trên bằng 750 − 150 = 600 J.
Câu 5:
+ Khi thả vật không vận tốc đầu từ độ cao h = 10 m.
Ta có: Thế năng chuyển hóa thành động năng sau đó chuyển hóa thành nhiệt năng (khi chạm đất).
+ Trọng lượng của vật là: P = 10.m = 10.4 = 40 N.
+ Công của trọng lực là: A = P.h = 40.10 = 400 J.
⇒ Nhiệt lượng tỏa ra khi vật chạm đất cứng mà không nảy lên chính là công của trọng lực và bằng 400 J.
Bình luận