Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng KHTN 8 KNTT bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết?

Câu 2: Trong thí nghiệm của Torixeli, độ cao cột thủy ngân là 75cm, nếu dùng rượu để thay thủy ngân thì độ cao cột rượu là bao nhiêu? Biết dHg = 136000 N/m3, của rượu drượu  = 8000 N/m3.

Câu 3: Trong thí nghiệm của Torixeli, độ cao cột thủy ngân là 75cm, nếu dùng nước để thay thủy ngân thì độ cao cột nước là bao nhiêu? Biết dHg = 136000 N/m3, của nước dnước  = 10000 N/m3.

Câu 4: Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 800m là bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg.

Câu 5: Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 1000m là bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg.


Câu 1:

Gọi Pd là trọng lượng của cục đá khi chưa tan hết

V1 là thể tích của phần nước đá bị cục đá chiếm chỗ

dlà trọng lượng riêng của nước

FA là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nước đá khi chưa tan

P2 là trọng lượng của cục nước đá tan hết tạo thành

V2 là thể tích của nước do cục nước đá tan hết tạo thành

Ta có:

+ Khi cục nước đá đang nổi trong bình nước, thì trọng lượng và lực đẩy Ac-si-mét cân bằng với nhau:

Pd = FA = V1d

$=>V_{1}=\frac{p_{d}}{d_{n}}$

+ Trọng lượng của lượng nước do cục nước đá tan hết tạo thành là: P2 = V2dn 

$V_{2}=\frac{p_{2}}{d_{n}}$

Vì khối lượng của cục nước đá và khối lượng của lượng nước do cục nước đá tan hết tạo thành phải bằng nhau, nên:

P2 = Pd → V= V1

=> Thể tích của phần nước đá bị chiếm chỗ đúng bằng thể tích của nước trong cốc nhận được khi nước đá tan hết.

=> Mực nước trong cốc không thay đổi.

 

Câu 2: 

Ta có:

+ Khi dùng thủy ngân: p = dHg . hHg

+ Khi thay thủy ngân bằng rượu: p = drượu . hrượu

Từ đó, ta suy ra:

dHg . hHg = drượu . hrượu

  • hrượu = . hHg =  . 0,75 = 12,75m

 $h_{ruou}=\frac{d_{Hg}}{d_{ruou}}.h_{Hg}=\frac{136000}{8000}.0,75=12,7m$

Câu 3: 

Ta có:

+ Khi dùng thủy ngân: p = dHg . hHg

+ Khi thay thủy ngân bằng nước: p = dnước . hnước

Từ đó, ta suy ra:

dHg . hHg = dnước . hnước

  • hrượu = . hHg =  . 0,75 = 10,2m

 $h_{ruou}=\frac{d_{Hg}}{d_{ruou}}.h_{Hg}=\frac{136000}{10000}.0,75=10,2m$

Câu 4: 

Ta có:

+ Áp suất khí quyển ở mặt nước biển là: p0 = 760 mmHg

+ Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg.

=> Độ giảm áp suất tại độ cao 800m là:

$\Delta p=\frac{800}{12}mmHg$mmHg

=> Áp suất khí quyển ở độ cao 800m là: 

p = p0 − Δp = 760 -  = 693,33mmHg

 

Câu 5: 

+ Áp suất khí quyển ở mặt nước biển là: p0 = 760 mmHg

+ Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg.

=> Độ giảm áp suất tại độ cao 1000m là:

  $\Delta p=\frac{1000}{12}mmHg $mmHg

=> Áp suất khí quyển ở độ cao 1000m là: 

p = p0 − Δp = 760 - $\frac{1000}{12}$ = 676,7mmHg


Bình luận

Giải bài tập những môn khác