Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng KHTN 6 CTST bài 31: Động vật
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Quá trình làm dưa muối hoặc sữa chua sử dụng vi khuẩn gì? Vi khuẩn đó hoạt động như thế nào?
Câu 2: Nêu các bước làm “dấu vân tay vi khuẩn”
Câu 3: Nêu một số biện pháp phòng bệnh do vi khuẩn gây ra.
Câu 4: Vi khuẩn được ứng dụng như thế nào trong các lĩnh vực khác nhau?
Câu 1:
Quá trình tạo ra dưa muối, sữa chua hay pho mát đều sử dụng vi khuẩn lên men lactic. Trong điều kiện không có oxygen, vi khuẩn này sẽ phân giải các chất trong nguyên liệu, sinh ra acid lactic tạo ra hương thơm và vị chua đặc trưng cho món ăn.
Câu 2:
- Bước 1: Chuẩn bị khay nuôi vi khuẩn.
- Tiệt trùng khay đựng và nắp đậy bằng cách đun sôi trong nước 15 phút.
- Đồ vào xoong 100 mL nước lọc, 100 mL nước đậu nành hoặc nước thịt hầm, 4 gam bột rau câu (khoảng 1 thìa canh), 1 gam muối, khuấy cho tan.
- Đặt xoong lên bếp, đun lửa vừa để sơi trong 15 phút rồi tắt lửa.
- Đổ hỗn hợp vừa đun vào khay đựng để tạo thành lớp thạch dày khoảng 4 mm.
- Chờ thạch đồng lại rồi đậy nắp lên và cho vào tủ lạnh.
- Bước 2: Mở nắp khay, nhanh chóng ấn nhẹ các ngón tay lên bề mặt thạch rau câu rồi đóng nắp lại (có thể đặt cả bàn tay vào nếu khay đủ to).
- Bước 3: Đặt khay ở nơi ổn định, nhiệt độ khoảng 30 – 37°C. Sau 2 ngày, lấy khay nuôi ra và quan sát vi khuẩn mọc trên khay theo hình bàn tay.
Câu 3:
- Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chất thải, rác thải; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, cơ sở chế biến, cơ sở giết mổ, bảo quản thực phẩm; vệ sinh cá nhân đặc biệt là vệ sinh bàn tay.
- Sử dụng hóa chất diệt khuẩn phù hợp, đúng lúc, đúng liều lượng và không được lạm dụng. Kết hợp các phương pháp diệt khuẩn vật lý, cơ học, sinh học.
- Thực hiện “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn” hoặc áp dụng “5 chìa khóa an toàn thực phẩm” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo. Thực hiện ăn chín, uống chín.
- Thực hiện nguyên tắc điều trị, phát hiện sớm nguồn gốc lây nhiễm và căn nguyên vi khuẩn để có hướng xử trí đúng đắn với người bệnh, nguồn bệnh, yếu tố truyền nhiễm và người lành có nguy cơ mắc bệnh khi có ngộ độc xảy ra.
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm suốt chuỗi cung cấp thực phẩm, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.
- Dự phòng đặc hiệu với một số tác nhân vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm có vaccine phòng bệnh khá hiệu quả như Vibrio cholerae hay Shigella.
Câu 4:
- Trong công nghệ thực phẩm, vi khuẩn axit lactic, như Lactobacillus và Lactococcus cùng với nấm men và nấm mốc, hoặc nấm, được sử dụng để chế biến các thực phẩm như phô mai, nước tương, natto (đậu nành lên men), giấm, sữa chua và dưa chua. Không chỉ lên men hữu ích để bảo quản thực phẩm, mà một số trong những thực phẩm này có thể mang lại lợi ích sức khỏe.
- Một số vi khuẩn có thể phá vỡ các hợp chất hữu cơ. Điều này rất hữu ích cho các hoạt động như xử lý chất thải và làm sạch dầu tràn và chất thải độc hại. Các ngành công nghiệp dược phẩm và hóa chất cũng sử dụng vi khuẩn trong sản xuất một số hóa chất.
- Vi khuẩn được sử dụng trong sinh học phân tử, sinh hóa và nghiên cứu di truyền, bởi vì chúng có thể phát triển nhanh chóng và tương đối dễ thao tác. Các nhà khoa học sử dụng vi khuẩn để nghiên cứu cách thức hoạt động của gen và enzyme. Vi khuẩn cũng là nhân tố cần thiết trong bào chế thuốc kháng sinh.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận