Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 11 cánh diều Bài 2: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Tại sao toàn cầu hóa kinh tế lại làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo?

Câu 2: Chọn một tổ chức kinh tế toàn cầu hoặc một tổ chức liên kết khu vực và trình bày những hiểu biết của mình về tổ chức đó.

Câu 3: Lấy một ví dụ về biểu hiện của khu vực hóa kinh tế.


Câu 1:

  Toàn cầu hóa kinh tế làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo vì: quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực ,các quốc gia,các dân tộc trên thế giới.

- Quốc gia nào biết tận dụng một cách khôn ngoan, khai thác có hiệu quả nguồn tài chính khổng lồ từ toàn cầu hóa mang lại thì sẽ giàu lên nhanh chóng.

- Ngược lại nếu không nắm bắt, tận dụng được các cơ hội thì thời cơ sẽ bị bỏ lỡ, thách thức sẽ trở thành khó khăn dài hạn rất khó khắc phục và là lực cản trở cho sự phát triển.

Câu 2: 

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN):

- Thời gian thành lập: 1967 tại Băng Cốc, Thái Lan.

- Thành viên: 11 nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Mục tiêu của ASEAN: Là tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Câu 3: 

Sự ra đời của khu vực hóa kinh tế Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) năm 1991:

- Nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại và phát triển kinh tế của các nước thành viên.

- Các nước trong khu vực này khẳng định quyết tâm tăng cường đoàn kết, hợp tác và liên kết trong khối nhằm đưa MERCOSUR trở thành một công cụ thúc đẩy các nước thành viên phát triển bền vững, hội nhập kinh tế toàn cầu.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác