Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối bài 4: Chọn giống vật nuôi

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Những câu phát biểu nào dưới đây đúng về phương pháp chọn lọc hàng loạt?

  1. Chọn những gà giống to, khỏe mạnh trong đàn để làm giống.
  2. Chọn trong đàn những con gà mái đẻ nhiều trứng để làm giống.
  3. Chọn trong đàn lấy những con trâu “Sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, tai lá mít, đít lồng bàn…” để làm giống.
  4. Loại thải những con gà “gà trắng, chân chì” giữ lại những con “mình đen, chân trắng” để làm giống.
  5. Phương pháp chọn lọc giống tiến hành ngay trong điều kiện sản xuất.
  6. Phương pháp chọn lọc giống này phải được áp dụng tiến bộ khoa học cao.
  7. Phương pháp chọn lọc đơn giản, có độ chính xác không cao, áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
  8. Chọn những con lơn nái tốt (sinh ra từ cặp bố, mẹ được lựa chọn), sau từ 1 đến 2 lứa đẻ, nếu con nào đẻ nhiều con, các con sinh trưởng, phát dục tốt thì giữ con lợn đó để làm giống.

Câu 2: Để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững, chúng ta cần phải chú trọng điều gì trong quy trình chọn giống vật nuôi.   

Câu 3: Em hãy chọn các từ thích hợp để điền vào chỗ trống (1 cụm có thể dùng hai lần).

Giống mới, chọn lọc và nhân giống, giống vật nuôi, ảnh hưởng quyết định.

Giống vật nuôi có………(1)…… đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Muốn chăn nuôi có hiệu quả phải chọn (2)…………phù hợp mục đích. Muốn có giống vật nuôi tốt, con người không ngừng (3) …………….. để ngày càng nâng cao phẩm chất các(4) ……………đã có và tạo thêm (5)………… tốt hơn.

Câu 4: Phân biệt hai phương pháp nhân giống và điền nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu sau:

 

Giống thuần chủng

Lai giống

Khái niệm

 

 

Mục đích

 

 

Ví dụ

 

 

 

 


Câu 1: 

Những câu phát biểu đúng về phương pháp chọn lọc hàng loạt:

  1. Chọn những gà trống to, khỏe mạnh trong đàn để làm giống.
  2. Chọn trong đàn lấy những con trâu “Sừng cành ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, tai lá mít, đít lồng bàn, …” để làm giống.
  3. Loại thải những con “gà trắng, chân chì”, giữ lại những con “mình đen, chân trắng” để làm giống.
  4. Phương pháp chọn lọc tiến hành ngay trong điều kiện sản xuất
  5. Phương pháp chọn lọc đơn giản, có độ chính xác không cao, áp dụng rộng rãi trong sản xuất.

Câu 2: 

Những điểm cần lưu ý khi chọn giống vật nuôi để tiến tới phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững:

+ Rà soát lại các công trình nghiên cứu, các giải pháp nghiên cứu về giống và các bộ giống/dòng hiện có để xây dựng chiến lược về giống tầm quốc gia.

+ Chú trọng công tác nghiên cứu bảo tồn, khai khác và phát triển hiệu quả hơn nữa nguồn gen của các giống vật nuôi bản địa

+ Quản lý, bảo tồn và khai thác tốt hơn nguồn gen ngoại nhập

+ Ứng dụng công nghệ mới nhằm đẩy nhanh tốc độ cải thiện di truyền, tăng năng suất, chất lượng, sức khỏe vật nuôi, bảo vệ nguồn giống vật nuôi có nguy cơ bị tuyệt chủng, cũng như nâng cao hiệu quả chăn nuôi

+ Tăng cường công tác quản lý đàn giống và cơ sở sản xuất giống

+ Đầu tư xây dựng hệ thống giống và quản lý giống cần nhiều thời gian và kinh phí

Câu 3: 

Giống vật nuôi có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Muốn chăn nuôi có hiệu quả phải chọn giống vật nuôi phù hợp mục đích. Muốn có giống vật nuôi tốt, con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để ngày càng nâng cao phẩm chất các giống vật nuôi đã có và tạo thêm giống mới tốt hơn

Câu 4: 

 

Giống thuần chủng

Lai giống

 

 

Khái niệm

Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể đực và cái cùng giống đó để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó.

Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng di truyền mới tốt hơn bố mẹ

 

Mục đích

- Tăng số lượng

- Duy trì, củng cố , nâng cao chất lượng giống

Làm thay đổi tính di truyền của giống, tạo ra giống mới có những đặc tính tốt của hai giống bố mẹ

Ví dụ

Bò Hà Lan đực x bò Hà Lan cái => Bò Hà Lan

Lợn ỉ x lợn ngoại => lợn lai ( dùng để lấy thịt)


Bình luận

Giải bài tập những môn khác