Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Tìm hiểu thêm một số thông tin về biện pháp khí sinh học và hồ sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi.    

Câu 2: Tìm hiểu về phương thức xử lí  nước thải chăn nuôi hồ sinh học Lục Bình (bèo Tây).     


Câu 1: 

- Biện pháp khí sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi:

Các công trình xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học là: Lọc sinh học, lọc sinh học nhỏ giọt và tháp sinh học… Nguyên tắc chính của hệ thống xử lý thải là tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc với chất ô nhiễm trong khí thải: Dòng khí thải đi qua các khe rỗng của lớp vật liệu tiếp xúc.

- Hồ sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi:

+ Thực vật nước thuộc loài thảo mộc, thân mềm. Quá trình quang hợp của các loài thủy sinh hoàn toàn giống các thực vật trên cạn. Vật chất có trong nước sẽ được chuyển qua hệ rễ của thực vật nước và đi lên lá. Lá nhận ánh sáng mặt trời để tổng hợp thành vật chất hữu cơ. Các chất hữu cơ này cùng với chất khác xây dựng nên tế bào và tạo ra sinh khối. Thực vật chỉ tiêu thụ các chất vô cơ hòa tan.

+ Vi sinh vật ( tự nhiên hoặc nhân tạo) sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ và chuyển chúng thành các chất và hợp chất vô cơ hòa tan. Các hợp chất vô cơ hòa tan thực vật có thể sử dụng chúng để tiến hành trao đổi chất. Quá trình vợ cơ hóa bởi VSV và quá trình hấp thụ các chất vơ cơ hòa tan bởi thực vật nước tạo ra hiện tượng giảm vật chất có trong nước.

Câu 2: 

- Lục bình là cây thân thảo, trôi nổi trên mặt nước. Thân gồm một cái trục mang nhiều lóng ngắn và những đốt mang rễ + lá.

- Rễ sợi, cố định, không phân nhánh, mọc thành chùm dài, chiếm 20 – 50% trọng lượng của cây tùy theo môi trường sống nhiều hay ít chất dinh dưỡng.

- Lá lục bình mọc theo dạng hoa thị, cuống phồng lên thành phao nổi. Cây con phao ngắn và phồng to, cây già các phao kéo dài tới 30 cm. Tính nổi của lục bình là do tỉ lệ cao của khí ở trong cuống lá (chiếm 70% thể tích).

- Hệ thống xử lý nước thải bằng hồ lục bình có thể xem như là một bể lọc sinh học nhỏ giọt. Vận tốc thấp có dịng chảy theo chiều ngang. Cơ chế loại chất ô nhiễm của hệ thống chủ yếu là lắng và phân hủy sinh học. Bộ rễ của chúng có tác dụng như một bộ lọc cơ học và tạo giá bám cho vi sinh vật.

- Oxy dùng để oxy hóa chất hữu cơ trong hồ được cung cấp bởi sự khuếch tán của không khí, sự quang hợp của tảo và giải phóng từ rễ của lục bình thông qua lớp biofilm. Hai quá trình đầu tiên chuyển đổi oxy trực tiếp bên trong nước, trong khi quá trình thứ ba oxy được giải phóng thông qua lớp biofilm.

- Sự khuếch tán của không khí liên quan đến hiệu quả của qu trình di chuyển oxy qua lại. Oxy di chuyển qua bề mặt của hồ khoảng 0.5-1.5g/m3.ngày. Trong hồ lục bình, sự di chuyển này kém hơn do lục bình che phủ mặt hồ và sự chuyển động không đều của gió.

- Cơ chế xử lý của bèo Tây:

Phần cơ thể

Nhiệm vụ

Rễ và/ hoặc thân

·      Là giá bám cho vi khuẩn phát triển.

·      Lọc và hấp thụ chất rắn.

Thân và/ hoặc lá ở mặt nước hoặc phía trên mặt nước

·      Hấp thụ ánh sáng mặt trời do đó ngăn cản sự phát triển của tảo.

·      Làm giảm ảnh hưởng của gió lên hồ xử lí.

·      Làm giảm sự trao đổi giữa nước và khí quyền.

·      Chuyển oxy từ lá xuống rễ.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác