Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối bài 14: Một số bệnh phổ biến ở trâu, bò và biện pháp phòng, trị

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Em hãy tìm hiểu và cho biết các triệu chứng của bệnh tiêm mao trùng trên trâu bò. Cách phòng và điều trị bệnh này như thế nào?  

Câu 2: Mùa nắng nóng, là mùa trâu, bò rất dễ mắc phải bệnh tiêu chảy, em hãy tìm hiểu và cho biết các triệu chứng của bệnh tiêu chảy. Nêu cách trị bệnh tiêu chảy trên trâu, bò.

Câu 3:  Hãy cho biết các triệu chứng khi bê, ghé bị bệnh giun đũa. Nêu cách phòng, trị bệnh này.     

Câu 4: Em hãy cho biết triệu chứng của bệnh biên trùng trên trâu, bò. Nêu cách phòng tránh và trị bệnh.         


Câu 1:

* Triệu chứng:

Bệnh do một loại tiêm mao trùng có tên gọi là Trypanosoma evansi gây ra. Triệu chứng điển hình của bệnh là gây sốt cao 40-410C, cơn sốt gián đoạn không theo một quy luật nào. Ở thể cấp tính, khi sốt cao thường thể hiện triệu chứng thần kinh như quay cuồng, đi vòng tròn, run từng cơn. Bò thiếu máu và phù thũng những vùng thấp của cơ thể. Viêm giác mạc, iả chảy dai dẳng. Có thể xảy thai, giảm sản lượng sữa. Bệnh truyền qua ruồi, mòng. Bệnh thường ở thể mãn tính.

* Khi vật bị nhiễm bệnh, có thể sử dụng những loại hóa dược sau để điều trị:

- Berenyl 7%, tiêm bắp với liều 3,5 - 7mg/1kg trọng lượng.

-Tripamidium 1-2%, có thể tiêm bắp hoặc tiêm dưới da với liều 0,2 - 0,5mg/1kg trọng lượng.

- Suramin (Naganol) 10% tiêm tĩnh mạch với liều 2,5mg/1kg trọng lượng. Tiêm hai lần cách nhau một tuần.

- Novarsenobenzole 10% tiêm tĩnh mạch với liều 2,5 - 5mg/1kg trọng lượng.

- Quinapyramine 10% có thể tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.

- Prothidium 2,5% tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.

* Phòng bệnh: Quy trình phòng bệnh tiên mao trùng gồm ba biện pháp chủ yếu như sau:

- Định kỳ kiểm tra máu mỗi năm hai lần để phát hiện tiên mao trùng.

- Diệt côn trùng hút máu và truyền bệnh. Phát quang bờ bụi và khai thông các cống rãnh quanh chuồng và bãi chăn để côn trùng không có nơi cư trú.

- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt để tăng sức đề kháng cho bò

Câu 2:

* Triệu chứng:

+ Bệnh thường bị ở bê, nghé nhiều hơn trâu, bò trưởng thành; Khi mắc bệnh ở giai đoạn đầu vật nuôi thường mệt mỏi, ăn kém, uống nước nhiều, đi phân lỏng có màu xám vàng hoặc xám xanh có mùi tanh khó chịu.

+ Khi bị nặng, bê, nghé phân toàn nước, đôi khi có máu, mất nước, mất muối trong cơ thể và chết do kiệt sức; Nếu điều trị không kịp thời, tỷ lệ bê, nghé chết từ 30 - 40%, do đó cần phát hiện bệnh sớm để có biện pháp điều trị.

* Cách điều trị:

+ Ngoài dùng thuốc Atropine tiêm theo liều 1ml/15 - 20kg thể trọng,  trường hợp bị nặng phải truyền dung dịch nước đường đẳng trương hoặc nước muối sinh lý vào tĩnh mạch cho bê, nghé theo liều 0,5 - 0,8 lít/ bê, nghé.

+ Ngoài ra, kết hợp sử dụng 300g lá ổi hoặc lá phèn đen + 1 lít nước rồi đun sôi cho bê, nghé uống 1 - 2 lần/ngày, mỗi lần từ 0,2 - 0,5 lít.

Câu 3: 

* Triệu chứng:

+ Bệnh thường xảy ra vào đầu mùa hè, thường thấy ở bê, nghé từ 1 - 3 tháng tuổi. Khi nhiễm giun có triệu chứng dáng đi chậm chạp, cúi đầu, đuôi cụp; khi bệnh nặng nghé bỏ ăn, nằm một chỗ, đập chân lên phía bụng.

+ Do giun đũa chiếm đoạt chất dinh dưỡng và tiết độc tố vào máu nên bê, nghé gầy yếu, rối loạn tiêu hóa; thường chết do kiệt sức với tỷ lệ khoảng 30 - 40%.

* Cách điều trị:

+ Đối với bê, nghé dưới 2 tháng tuổi dùng thuốc tiêm Levamisol, kết hợp với Vitamin ADE; Đối với bê, nghé trên 2 tháng tuổi, ngoài tiêm thuốc đồng thời tiến hành tiêu diệt các loại ngoại kí sinh trùng khác như ve, rận,…

+ Cần tẩy giun cho bê, nghé ở những vùng có bệnh theo định kỳ 20 ngày tuổi, 1 tháng tuổi.

Câu 4: 

Biên trùng là một loại động vật đơn bào rất nhỏ ký sinh trong hồng cầu của gia súc. Ở bò, thấy có hai loài biên trùng gây bệnh là: Anaplasma margonale và Anaplasma centrale. Bệnh truyền qua ve.

* Triệu chứng:

+ Ở thể cấp tính, con vật sốt cao 40-420C và cơn sốt lên xuống thất thường. Toàn thân run rẩy, các cơ bắp, cơ vai, cơ mông co giật. Bò ăn kém, chảy nhiều nước dãi. Khi phát bệnh, bò ngừng hoặc giảm tiết sữa hoàn toàn. Sau 7-10 ngày gia súc chết tới 90%.

+ Thể mãn tính bò gầy còm, thiếu máu, giảm sữa. Phân lỏng, hay bị chướng hơi dạ cỏ.

* Cách điều trị:có nhiều hóa dược đã được nghiên cứu và sử dụng trong điều trị bệnh biên trùng như: Heamospiridin, Azidin, Sulfantrol, Quinarcin, Lomidin, Rivanol... nhưng trong đó Rivanol có hiệu lực cao và được sử dụng phổ biến ở nước ta.

* Phòng bệnh: Diệt ve, nuôi dưỡng tốt.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác