Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 8 cánh diều bài 3: Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Từ văn bản, em có suy nghĩ gì về hiện tượng lũ lụt ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung? Bản thân em cần biết thêm thông tin gì nữa về lũ lụt?

Câu 2: Tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn khác nhau và nêu một số thông tin bổ sung (kênh chữ hoặc kênh hình) về hiện tượng lũ lụt chưa có trong văn bản này.


Câu 1: 

Hãy trình bày theo suy nghĩ của em.

Ví dụ:

- Lũ lụt gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Lũ lụt đang ngày càng xảy ra nhiều hơn với mức độ khắc nghiệt cao hơn do tác động của con người đối với môi trường tự nhiên.

- Em cần biết thêm thông tin về cách phòng chống lũ lụt, những tiến bộ trong nghiên cứu về phòng chống bão lũ.

Câu 2:

Tham khảo (Wikipedia tiếng Việt):

  1. Cách đối phó với lũ lụt

Ở phương Tây, đa phần đất đai đã được con người trải nhựa làm đường và tiến hành bê tông hóa đồng loạt. Dễ thấy là lớp phủ mặt đường này khiến cho hầu hết lượng mưa tích tụ lại đều biến thành dòng chảy. Trong một khu công nghiệp không có hệ thống tiêu thoát nước hữu hiệu, có lẽ không cần quá nhiều mưa cũng có thể gây ra lụt nặng.

Nhiều thành phố đã xây dựng các cống dẫn nước bằng bê tông để phòng ngừa lũ lụt. Khi mưa nhiều, nước sẽ chảy vào trong các cống dẫn chạy quanh khu vực ngoại ô thành phố, nơi nước được hấp thụ tốt hơn. Song, biết đâu một lúc nào đó chính những cống dẫn nước này lại gây lũ lụt. Bản thân hoạt động rải bê tông, nhựa đường trên mặt đất cũng đã đồng nghĩa với việc chúng ta đang cắt đi một phần của miếng bọt biển tự nhiên và dồn thêm nước vào phần bọt biển còn lại.

Tương tự, con người xây rất nhiều đê chống lũ. Có thể hình dung đây là những bức tường thành lớn được xây dựng dọc các bờ sông để ngăn sông tràn ra thành lũ. Trong suốt thời gian qua, những con đê này đã hoàn thành tương đối tốt sứ mệnh của mình, nhưng với những khu vực không có đê thì hoàn toàn ngược lại, sẽ phải hứng toàn bộ lượng nước lũ khi nước sông dâng lên. Hơn nữa, không khác đập là mấy, hệ thống đê có thể vỡ. Nếu điều này xảy ra thì việc những khu vực gần sông bị nước lũ nhấn chìm chỉ còn là vấn đề thời gian.

Riêng đối với hoạt động kiểm soát lũ dọc bờ biển, loài người thực chất không đạt được nhiều thành tựu. Những con sóng lớn có khả năng phá hủy các công trình xây dựng bằng cách gây xói mòn. Để kiểm soát xói mòn, chúng ta đã áp dụng phương pháp xây các hàng rào và đê chắn sóng. Song thực tế, chúng lại gây trở ngại cho tiến trình hình thành bãi biển bởi khi chúng ta ngăn nước di chuyển về phía bờ, biển không thể "chở" cát vào bờ tạo nên những bãi biển đẹp.

Đối với nhiều khu vực nội địa cũng vậy. Thoạt nhìn, người ta có thể tưởng rằng sông là một đặc trưng không đổi của cảnh quan nói chung, nhưng thật ra nó lại là một thực thể động, nhất là những con sông lớn như Mississippi (Hoa Kỳ), Dương Tử, Hoàng Hà (Trung Quốc)… Trải qua thời gian, sông dần dần mở rộng ra, rồi đột ngột chuyển hướng, thậm chí có thể biến đổi cả dòng chảy. Vì lý do này mà những vùng đất ven bờ sông thường có nguy cơ ngập lụt rất cao.

  1. Những trận lũ lụt gây thiệt mạng nhiều nhất

Số người chết

Sự kiện

Địa điểm

Thời gian

2.500.000 –3.700.000

Lũ lụt Trung Quốc năm 1931

Trung Quốc

1931

900.000 –2.000,000

Lũ lụt Hoàng Hà năm 1887

Trung Quốc

1887

500.000–700.000

Lũ lụt Hoàng Hà năm 1938

Trung Quốc

1938

231.000

Vỡ Đập Bản Kiều, do Bão Nina. Khoảng 86.000 người chết do lũ và 145.000 người chết do dịch bệnh.

Trung Quốc

1975

230.000

Sóng thần Ấn Độ Dương 2004

Indonesia

2004

145.000

Lũ sông Dương Tử 1935

Trung Quốc

1935

100.000+

Lũ St. Felix, bão

Hà Lan

1530

100.000

Lũ lụt sông Dương Tử 1911

Trung Quốc

1911


Bình luận

Giải bài tập những môn khác