Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 11 kết nối bài 7: Cà Mau quê xứ (Trích Uống cà phê trên đường của Vũ) Trần Tuấn

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 11: Nêu cảm nhận của bạn về mảnh đất Cà Mau trong văn bản “Cà Mau quê xứ”.

Câu 12: Kể tên những tác phẩm viết về Cà Mau mà bạn biết, nêu cảm nhận về hình ảnh Cà Mau ở tác phẩm mà bạn ấn tượng nhất.


Câu 11

Trong văn bản “Cà Mau quê xứ”, Cà Mau hiện lên vừa chân thực, vừa sinh động. Mảnh đất Cà Mau đã để thương, để nhớ trong nhưng trang thơ, trang văn của nhiều nghệ sĩ, nhưng không phải là những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mà là một Cà Mau của quá khứ thời chiến tranh với “ngôn ngang xác giặc, hầm chông loang máu xình lầy, những đoàn người tranh đấu…”. Nơi đây đã trải qua những năm tháng khốc liệt của chiến tranh, của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong văn của Nguyễn Ngọc Tư, Cà Mau lại hiện lên là “xứ bùn sình rừng rú”, trong thơ Nguyễn Bính, Cà Mau là “Quê nhà xa lắc xa lơ”. Mảnh đất này đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thơ văn, mỗi người nghệ sĩ đến với mảnh đất này lại có cho mình một hình dung riêng về Cà Mau. Cuộc sống ở Cà Mau chủ yếu gắn với sông nước, với biển cả với những “ngôi nhà sàn thưng lá dừa nước nằm cheo leo giữa biển” nhìn xuống thấy cả đàn cá bơi lượn lờ, hải sản mà đặc biệt là ghẹ đem đến nguồn lợi kinh tế cho cư dân nơi đây. Cà Mau được tái hiện trong văn bản với quá khứ đau thương trong chiến tranh cho đến cuộc sống hiện tại của con người, từ việc buôn bán ghẹ của người dân cho đến sinh hoạt văn hóa tâm linh là đền thờ Bà Chúa Xứ. Đây là một mảnh đất yên bình, khiến cho những ai đã từng đặt chân đến đều quyến luyến, không nỡ rời xa.

 

Câu 12

Những tác phẩm văn học viết về Cà Mau:

- Nguyễn Ngọc Tư - Cánh đồng bất tận .

- Đoàn Giỏi - Sông nước cà mau

- Sơn Nam - Hương rừng cà mau.

- Đỗ Tuyết Mai - Cỏ dại 

- Nguyễn Ngọc Tư - Ngọn ngọn đèn không tắt .

“Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi đã tái hiện hình ảnh một Cà Mau vừa chân thực, vừa sinh động. Tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên Cà Mau, đây là một vùng đất vô cùng rộng lớn, mênh mông có sông ngòi, kênh rạch chi chít như mạng nhện. Thiên nhiên nơi đây hoang dã, phong phú mà gần gũi với đời sống của con người. Người dân Cà Mau đặt tên kênh rạch căn cứ vào đặc điểm riêng của từng chốn chứ không dùng những danh từ mĩ miều, hoa lệ, giản dị chân chất như chính con người nơi đây. Nổi bật nhất trong tác phẩm có lẽ là dòng sông Năm Căn, một dòng sông mang vẻ đẹp riêng mà không nơi nào có được gắn liền với rừng đước hai bên tạo nên vẻ đẹp tựa như một khu rừng nguyên sinh huyền bí, hoang sơ. Cuối cùng, Đoàn Giỏi đưa người đọc đến với vùng chợ Nổi Năm Căn nổi tiếng. Không gian đông vui, nhộn nhịp, tấp nập hiện ra trước mắt chúng ta, thuyền chở đầy hàng hóa đa dạng và phong phú, mọi người buôn bán tấp tập, vui vẻ. Người ở khắp nơi đổ về chợ Nổi, sự đa dạng không chỉ đến từ hàng hóa mà còn từ trang phục, tiếng nói của các dân tộc Hoa, Miên… Dọc theo dòng Năm Căn, tác giả Đoàn Giỏi đã đưa người đọc vào hành trình cảm nhận, khám phá cảnh sắc độc đáo của vùng sông nước Cà Mau. Qua ngòi bút tác giả, mỗi nơi con thuyền lướt qua đều vô cùng đẹp đẽ, thú vị. Những cảnh sắc qua mỗi trang văn đều rất đỗi chân thực, thôi thúc những ai từng đọc cái khao khát được đặt chất đến vùng cực Nam của Tổ quốc để tận hưởng và cảm nhận tất thảy vẻ đẹp nơi đây.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác