Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 11 KN bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Trình bày một số hiểu biết của em về tình cảnh người dân thuộc địa dưới ách cai trị của thực dân qua tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (Nguyễn Ái Quốc).
Câu 2: Trình bày một vài hiểu biết của em về Chu-la-long-kon và trường Đại học Chu-la-long-kon (Thái Lan).
Câu 3: Có ý kiến cho rằng “Ngoại giao Thái Lan là ngoại giao thực dụng và mềm dẻo”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
Câu 4: Hãy lí giải vì sao trong cùng bối cảnh, Vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công cải cách, trong khi cải cách ở Việt Nam lại không thành công.
Câu 1:
Tình cảnh người dân thuộc địa dưới ách cai trị của thực dân qua tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (Nguyễn Ái Quốc):
Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo chính sách thống trị của thực dân Pháp: “Một bên là những người bản xứ.,... họ phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt trong những lao tác nặng nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật vật, và hầu như chỉ bằng sức của họ thôi, để nuôi mọi ngân quỹ của chính quyền. Một bên là những người Pháp và người nước ngoài, họ đều đi lại tự do, tự dành cho mình tất cả các tài nguyên của đất nước, chiếm đoạt toàn bộ xuất nhập khẩu và tất cả các ngành nghề béo bở nhất, bóc lột trâng tráo trong cảnh đốt nát và nghèo khốn của nhân dân”.
Câu 2:
- Thông tin về c (1853 - 1910):
+ Là con trai trưởng của vua Mông-kút. Ông có học vấn uyên bác.
Ngày 1 - 10 - 1868, ông lên nối ngôi cha. Trong thời gian 4 năm đầu, ông đi qua các thuộc địa phương Tây như Xin-ga-po, Ấn Độ, Gia-va để tìm hiểu về chính trị, hành chính, lối sống và chính sách thực dân phương Tây.
+ Ông là vua Xiêm đầu tiên viếng thăm châu Âu. Trong thời gian đi thăm các nước, ông đã học được nhiều chính sách cải cách để hiện đại hoá đất nước. Từ đó, ông đã giữ được độc lập cho đất nước trong khi phần lớn các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Trường Đại học Chu-la-long-kon:
+ Là trường đại học cổ nhất Thái Lan và đã từ lâu được xem là một trong những trường danh tiếng nhất Thái Lan.
+ Trường có 19 khoa và một số trường và viện. Được xem như trường tốt nhất và tuyển chọn nhất Thái Lan, trường này là nơi thu hút các học sinh giỏi hàng đầu Thái Lan.
+ Tên gọi của trường được đặt theo tên của vua Chu-la-long-kon (Rama V) và được thành lập bởi con trai ông và là vua kế vị Vajiravudh (Rama VI) năm 1917 bằng cách kết hợp Trường Tiểu đồng Hoàng gia và Cao đẳng Y khoa. Khu trường sở nằm trên một khu đất rộng ở trung tâm Bangkok, gần bên Quảng trường Siam.
+ Biểu tượng của trường là Phra Kiao, một huy hiệu hoàng gia. Theo truyền thống, bằng tốt nghiệp được vua Thái Lan trao trong buổi lễ tốt nghiệp, được khởi đầu bởi vua Phrajahipok (Rama VII).
Câu 3:
- Đồng ý với ý kiến.
- Giải thích:
+ Khi quan hệ quốc tế căng thằng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và đồng thời tồn tại nhiều lực lượng thù địch với nước này. Trong trường hợp đó, Thái Lan thường bắt tay với cả hai phía đối địch, rồi xem xét tương quan lực lượng của hai bên, chọn phía có lợi cho nước mình để hợp tác.
+ Tuy nhiên, Thái Lan cũng bắt tay với một phía trong các bên thù địch nhau để kiếm lợi cho nước mình. Mục đích của sự lựa chọn này là kiếm lợi lớn nhất với sự hi sinh nhỏ nhất.
à Vì vậy, ngoại giao Thái Lan là ngoại giao thực dụng và mềm dẻo.
Câu 4:
Trong cùng bối cảnh, Vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công cải cách, trong khi cải cách ở Việt Nam lại không thành công, vì:
- Thứ nhất, khác biệt về vị thế, tiềm lực của vương triều Chakri (ở Xiêm) và triều Nguyễn (ở Việt Nam)
+ Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở Xiêm đã được xây dựng và củng cố từ giữa thế kỷ XVIII. Nhìn chung, trong thời gian trị vì của vua Rama I đến Rama V, tình hình chính trị - xã hội ở Xiêm tương đối ổn định.
+ Ở Việt Nam, nhà Nguyễn ra đời vào đầu thế kỉ XIX; tình hình chính trị - xã hội của đất nước không ổn định do triều Nguyễn thường xuyên phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân. Tính chung từ đầu thời Gia Long (năm 1802), đến thời Tự Đức (1862), ở Việt Nam đã diễn ra khoảng 405 cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại triều đình.
- Thứ hai, khác biệt về tiền đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội+ Những cơ sở chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, giáo dục của vương quốc Xiêm so với Việt Nam vào thế kỷ XIX có nhiều thuận lợi hơn cho việc hình thành, phát triển và thực hiện các chủ trương cải cách.
+ Mặc dù cả Xiêm và Việt Nam đều là chế độ phong kiến trung ương tập quyền, nhưng so với Việt Nam, xã hội Xiêm là một xã hội thống nhất, cởi mở hơn. Tuy nền kinh tế của cả hai nước đều lấy canh tác nông nghiệp làm cơ sở phát triển, nhưng yếu tố hàng hoá, thị trường ở Xiêm phát triển mạnh hơn nhiều so với Việt Nam.
à Ở Xiêm có những tiền đề cho xu hướng cải cách được định hình và phát triển đầy đủ hơn.
- Thứ ba, khác biệt về lực lượng tiến hành cải cách
+ Ở Xiêm: các nhà vua Thái Lan và các quan chức cao cấp trong bộ máy hành chính, vừa là những người chủ xướng đưa ra ý tưởng cải cách, canh tân đất nước, vừa là những người có quyền lực để thực thi những chủ trương đó.
+ Ở Việt Nam: lực lượng đề xướng cho trào lưu cải cách, canh tân đất nước là một số ít quan lại, nho sĩ tiến bộ, thức thời. Những nhà cải cách ở Việt Nam không phải là người nắm giữ quyền lực tối cao của đất nước. Bên cạnh đó, trào lưu cải cách ở Việt Nam cũng không nhận được sự ủng hộ của triều Nguyễn (đứng đầu là vua Tự Đức).
- Thứ tư, sự khác biệt trong thái độ ứng phó với thực dân phương Tây
+ Ở Xiêm: triều đình Xiêm đã có nhận thức đúng đắn về tình hình khu vực và quốc tế, biết tận dụng một cách triệt để thời cơ, biết khai thác mâu thuẫn giữa các đối thủ, biết hy sinh những lợi ích trước mắt, phục vụ cho những mục tiêu lâu dài. Trên cơ sở đó, họ đã đề ra đường lối đối ngoại phù hợp, cởi mở, thực dụng (Xiêm nhận thức được vị trí “vùng đệm” của mình và những mâu thuẫn, sự kình địch giữa thực dân Anh và Pháp, trên cơ sở đó, chính phủ Xiêm đã khôn khéo kí kết các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Campuchia, Mã Lai cho Pháp và Anh để bảo vệ nền độc lập của nước mình).
+ Ở Việt Nam: trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn đã thiếu quyết tâm kháng chiến; phạm nhiều sai lầm trong đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao. Mặt khác, trước sức mạnh quân sự vượt trội của Pháp, nội bộ triều Nguyễn đã có sự phân hóa thành hai phái: chủ hòa và chủ chiến (phái chủ hòa lại chiếm ưu thế trong triều đình).
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận