Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 11 cánh diều bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (Nửa đầu thế kỉ XIX)

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Trình bày một vài hiểu biết của em về vua Minh Mạng.

Câu 2: Sưu tầm thông tin, tư liệu và trình bày về Văn thư phòng, Hàn lâm viện, Cơ mật viện dưới thời vua Minh Mạng.

Câu 3: Viết đoạn văn (5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về một trong những cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX).

Câu 4: Khi tình trạng chính trị xuất hiện một số bất ổn không đáng có như hiện nay, theo em chúng ta có thể áp dụng được bài học nào từ việc cải cách của vua Minh Mạng?

 


Câu 1: 

Một số thông tin về vua Minh Mạng:

- Minh Mạng (1791 - 1841) tên huý là Nguyễn Phúc Đảm, là hoàng tử thứ tư của vua Gia Long, trị vì từ năm 1820 đến khi qua đời (năm 1841).

- Minh Mạng được xem là vị vua  năng động, quyết đoán của triều Nguyễn. Trong thời gian trị vì, ông tiến hành nhiều chính sách cải cách quan trọng về mặt hành chính, đưa đến những thay đổi lớn đối với hệ thống chính quyền các cấp.

Câu 2: 

- Văn thư phòng là nơi “khu mật của nhà nước, không phải người dự việc cấm không được vào. Đến năm 1829, lập Nội các nhằm đáp ứng chức năng ngày càng cao của văn phòng trung ương đối với nền hành chính cả nước.

- Hàn lâm viện có nhiệm vụ khởi thảo chiếu, sách, chế, cáo của nhà vua và thư từ ngoại giao.

- Cơ mật viện được lập vào năm 1834, có nhiệm vụ “dự bàn những việc cơ mưu trọng yếu, giúp đối việc quân sự”.

Câu 3: 

Cuộc cải cách của vua Minh Mạng diễn ra trên nhiều lĩnh vực và lĩnh vực nào cũng để lại dấu ấn tích cực và bài học lịch sử cho hậu thế. Một trong những dấu ấn cải cách trên lĩnh vực văn hoá của vua Minh Mạng là việc thành lập Quốc sử quán vào tháng 7 1820. Quốc sử quán vừa là một nội dung trong cải cách của Minh Mạng, vừa là cơ quan ghi lại rõ nhất những nội dung của cuộc cải cách dưới thời Minh Mạng và hoạt động của triêu Nguyễn. Trong 125 năm tồn tại, Quốc sử quán đã để lại rất nhiều công trình đồsộ về lịch sử, địa lí, văn hoá và con người Việt Nam. Đây là nguồn tài liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu hiện nay trong việc nghiên cứu về Việt Nam thời Nguyễn.

Câu 4: 

Bài học chúng ta có thể áp dụng:

Mở rộng diện và đối tượng áp dụng chế độ “hồi tỵ”

- Chế độ “hồi tỵ” được vua Minh Mệnh ban hành và thực hiện nghiêm túc đã mang lại những kết quả nhất định. Ông thực hiện chế độ này với mục đích đề phòng quan lại gây bè, kéo cánh, đem tình cảm riêng câu kết với nhau để thực hiện hành vi tham nhũng, vi phạm pháp luật.

- Chúng ta đã thấy những quy định về chế độ “hồi tỵ” trong các văn bản luật và các chiếu chỉ dưới triều vua Minh Mệnh. Ông đề ra những quy định “hồi tỵ”: bố con, anh em ruột, chú bác, cô dì, những người có quan hệ thông gia, thầy trò thì không được làm quan cùng một chỗ; ai quê ở phủ, huyện nào thì phải đổi đi phủ, huyện khác; người có quan hệ thông gia, thầy trò cũng không được làm quan cùng một chỗ.

- Để chế độ “hồi tỵ” được thực hiện nghiêm chỉnh, ông đặt ra nhiều quy định cụ thể để răn đe, xử phạt những quan lại vi phạm các quy định về chế độ “hồi tỵ” mà ông đã đặt ra.

- Những quy định trong chế độ “hồi tỵ” được áp dụng dưới triều vua Minh Mệnh là rất cụ thể, đối tượng, phạm vi áp dụng rộng, chế tài áp dụng nghiêm khắc đã góp phần làm cho bộ máy nhà nước được củng cố, tránh được tình trạng cục bộ, bè phái, quan lại câu kết với nhau trong những vấn đề nhạy cảm của nền hành chính, như: tuyển dụng, khen thưởng, đề bạt, câu kết tham nhũng,…


Bình luận

Giải bài tập những môn khác