Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao KHTN 8 KNTT bài 22: Mạch điện đơn giản
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Vẽ sơ đồ thiết kế mạch điện dùng cho hai anh em cùng ngồi học trong một phòng có hai bàn riêng biệt gồm một công tắc điều khiển hai bóng đèn giống nhau có hiệu điện thế định mức là 110V vào nguồn điện 220V ?
Câu 2: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, hai đèn, hai khóa K sao cho:
Đóng K1: cả hai đèn cùng sáng
Đóng K2: hai đèn cùng tắt.
Đóng cả hai khóa: chỉ 1 đèn sáng.
Câu 3: Hãy vẽ một mạch điện gồm 1 nguồn, hai đèn, ba khóa K sao cho:
K1 đóng thì đèn Đ1 sáng.
K2 đóng thì đèn Đ2 sáng.
K3 đóng thì cả hai đèn đều tắt.
Câu 4: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện, một đèn, một chuông, hai công tắc với yêu cầu sau:
Đóng K1 thì đèn sáng
Đóng K2 chuông kêu
Đóng cả hai khóa thì đèn sáng và chuông kêu.
Câu 5: Vẽ một sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, hai bóng đèn, khóa 2 K1 và K2 sao cho:
Đóng K1: hai đèn cùng sáng
Đóng K2: một đèn sáng
Đóng K1 và K2: một đèn sáng.
Câu 1:
- Hai bóng đèn đều có U = 110 V mà hiệu điện thế nguồn là 220V nên hai đèn cần mắc nối tiếp.
- Sơ đồ mạch điện:
Câu 2:
Vì đóng K1: cả hai đèn cùng sáng nên K1 điều khiển cả hai đèn.
Đóng cả hai khóa: chỉ 1 đèn sáng tức là một đèn bị nối tắt bởi K2.
Như vậy, hai đèn mắc nối tiếp.
Ta có sơ đồ mạch điện
Câu 3:
Theo yêu cầu đề bài thì mỗi khóa điều khiển một đèn, nên ta có hai cách mắc cho đèn : nối tiếp hoặc song song.
K3 đóng thì cả hai đèn đều tắt tức là K3 nối tắt cả hai đèn.
Sơ đồ thứ nhất:
Sơ đồ thứ hai:
Câu 4:
Từ yêu cầu của đề bài, ta thấy hai công tắc điều khiển hai thiết bị hoạt động riêng biệt, nên đây là mạch hai dụng cụ mắc song song với mỗi công tắc điều khiển một thiết bị.
Ta có sơ đồ:
Câu 5:
Ta vẽ được sơ đồ có mạch điện:
Khi đóng K1 thì cả hai đèn cùng sáng.
Khi đóng K2 thì đèn 1 sáng.
Khi đóng cả hai khóa K thì đèn 1 sáng, đèn 2 bị nối tắt bởi K2 nên đèn 2 không sáng.
Bình luận