Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối bài 2: Vật nuôi và phương thức chăn nuôi

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Trình bày xu hướng phát triển chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới.

Câu 2: Phân tích thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em và đề xuất các hình thức chăn nuôi phù hợp cho các nhóm vật nuôi.


Câu 1: 

Xu thế phát triển chăn nuôi ở Việt Nam:

  • Ngành sản xuất nông nghiệp đang phục vụ ngày càng nhiều cho chế độ ăn toàn cầu hóa.
  • Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật.
  • Tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, VSATTP, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xu thế phát triển chăn nuôi trên thế giới:

  • Giảm diện tích sản xuất và dân số làm nông nghiệp, nhưng sẽ làm gia tăng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đông lạnh và chế biến.
  • Phát triển hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới chắc chắn sẽ liên quan đến sự cân bằng giữa an ninh lương thực, nghèo đói, bình đẳng, bền vững Môi trường và phát triển kinh tế.
  • Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật.

Câu 2: 

Chăn nuôi ở địa phương em nói chung chưa được phát triển một cách triệt để trên các phương diện sau:

  • Người dân vẫn bỏ nhiều thời gian, công sức vào quá trình chăn nuôi nhưng vật nuôi vẫn không tránh khỏi những ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh.
  • Việc xử lí chất thải chăn nuôi cũng chưa được đảm bảo.
  • Nhiều hộ chăn nuôi còn xả thải trực tiếp ra môi trường, gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.

Đề xuất phương thức chăn nuôi phù hợp cho một đối tượng vật nuôi cụ thể:

Về chế độ dinh dưỡng

·      Cung cấp đầy đủ thức ăn dễ tiêu, đảm bảo chất lượng và số lượng phù hợp với từng lứa tuổi của vật nuôi.

·      Tuyệt đối không sử dụng những thức ăn đã ẩm, mốc, ôi thiu.

·      Cho vật nuôi uống nước sạch, nếu trong ngày nhiệt độ xuống thấp cần cho vật nuôi uống nước ấm.

·      Bổ sung thuốc bổ trợ sức như: chất điện giải, vitamin vào nước uống để nâng cao sức đề kháng.

Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin

 

·      Đối với đàn trâu bò tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng, lở mồm long móng.

·      Đối với đàn lợn cần tiêm phòng 4 bệnh đỏ (tụ huyết trùng, dịch tả, đóng dấu, phó thương hàn) và bệnh tai xanh, lở mồm long móng, lợn nái tiêm thêm vacxin leptospira, suyễn lợn, lợn con tiêm thêm vacxin Ecoli.

Tăng cường vệ sinh chuồng trại

 

·      Thường xuyên quét dọn, vệ sinh trong và ngoài chuồng nuôi; vệ sinh mắng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi.

·      Định kỳ 1-2 lần/tuần phun thuốc sát trùng tẩy uế chuồng trại và khu vực chăn nuôi để tiêu độc; diệt mầm bệnh bằng các loại thuốc sát trùng.

Thường xuyên kiểm tra, thăm khám sức khỏe vật nuôi

·      Khi phát hiện vật nuôi có biểu hiện không bình cần tách con vật nhốt riêng để theo dõi.

·      Cần giũ ấm cho con vật; có chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc riêng và điều trị thích hợp.

Vận chuyển vật nuôi

 

·      Nếu vận chuyển đường xa cần chuẩn bị thức ăn, nước uống để cho vật nuôi sử dụng.

·      Thực hiện nghiêm kiểm dịch vận chuyển để đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Chuyển đổi sang chăn nuôi gia súc nhốt chuồng

·      Nuôi gia súc nhốt chuồng đã khẳng định hiệu quả nhờ thuận lợi hơn trong việc chăm sóc, hạn chế rủi ro, kiểm soát được dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế.

 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác