Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Công nghệ 8 CD bài 11: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cách sơ cứu người bị tai nạn điện

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Quan sát hình dưới đây và cho biết người thợ trong tình huống này đã sử dụng những dụng cụ bảo vệ an toàn điện nào? Hãy nêu cách sử dụng những dụng cụ này sao cho đúng cách và đảm bảo an toàn.

Câu 1: Quan sát hình dưới đây và cho biết người thợ trong tình huống này đã sử dụng những dụng cụ bảo vệ an toàn điện nào? Hãy nêu cách sử dụng những dụng cụ này sao cho đúng cách và đảm bảo an toàn.

Câu 2: Giả sử có người bị giật điện, em sẽ thực hiện quy trình sơ cứu người bị tai nạn điện như nào?

Câu 3: Hãy xác định thứ tự các thao tác để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện sao cho hợp lí và an toàn dựa vào các gợi ý dưới đây:

- Tìm các dụng cụ, đồ dùng có thể dùng để tách nạn nhân một cách an toàn.

- Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

- Quan sát đường điện dẫn đến chỗ có tai nạn để tìm cầu dao, cầu chì, công tắc, aptomat,...

Câu 4: Hãy kể tên các dụng cụ an toàn điện được sử dụng trong hình dưới đây để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

Câu 4: Hãy kể tên các dụng cụ an toàn điện được sử dụng trong hình dưới đây để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

Câu 5: Vì sao không nên đến gần đường dây cao áp hoặc trạm biến áp?


Câu 1: 

Người thợ sử dụng tua vít có bộ phận cách điện và găng tay.

Cách sử dụng:

- Cầm vào thân tua vít - bộ phận cách điện.

- Đeo găng tay cách điện bao toàn bộ tay.

Câu 2: 

Quy trình sơ cứu người bị tai nạn điện:

- Phương pháp hô hấp nhân tạo:

+ Bước 1: Nâng cằm, đẩy đầu nạn nhân về phía sau

+ Bước 2: Một tay nâng cằm, một tay bịt mũi nạn nhân, lấy hơi và thổi hai hơi mạnh liên tiếp vào miệng nạn nhân. Để lồng ngực nạn nhân tự xẹp xuống.

+ Bước 3: Lặp lại bước 2 khoảng 20 lần/ phút đối với người lớn, 30 lần/ phút đối với trẻ em.

- Phương pháp ép tim ngoài lồng ngực:

+ Bước 1: Đặt hai bàn tay chồng lên nhau trên vùng giữa ngực, dưới xương ức của nạn nhân.

+ Bước 2: Ấn mạnh tay xuống ngực nạn nhân rồi thả ra.

+ Bước 3: Lặp lại bước 2 với nhịp độ 100 lần/phút.

Câu 3: 

Khi có người bị tai nạn điện giật, cần thực hiện thận trọng và nhanh chóng các bước:

- Quan sát đường điện dẫn đến chỗ có tai nạn để tìm cầu dao, cầu chì, công tắc, aptomat,...

- Tìm các dụng cụ, đồ dùng có thể dùng để tách nạn nhân một cách an toàn.

- Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

Câu 4: 

Sử dụng ván gỗ để đứng (cách điện với mặt đường) và que gỗ đẩy dây điện ra xa để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

Câu 5: 

Người đến gần đường dây điện cao áp hoặc trạm biến áp tuy chưa chạm trực tiếp vào phần có điện nhưng có thể bị điện áp cao phóng điện qua không khí gây điện giật.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác