Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 8 cánh diều bài 5: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Phần (1) và (2) của bài viết nhắc lại lịch sử nhằm mục đích gì? Đâu là điều đã tạo nên sức mạnh dân tộc trong những giai đoạn lịch sử quan trọng?
Câu 2: Theo tác giả bài nghị luận, những nguyên nhân nào dẫn tới sự tụt hậu của đất nước trong thời kì mới? Dẫn ra ý kiến chủ quan của người viết và các lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) trong văn bản.
Câu 3: Hãy phân tích phần (1).
Câu 4: Hãy phân tích phần (2).
Câu 1:
- Phần (1) và (2) của bài viết nhắc lại lịch sử nhằm mục đích cho người đọc thấy rằng nước ta trong lịch sử là một đất nước phát triển, ngoan cường, không thua kém các nước khác. Hai phần này đã nhắc nhở người đọc về lịch sử vẻ vang của dân tộc.
- Điều làm nên sức mạnh dân tộc trong những giai đoạn lịch sử quan trọng chính là ở tinh thần, khí thế của dân tộc.
Câu 2:
- Nguyên nhân dẫn đến sự tụt hậu của đất nước trong thời kì mới là chiến tranh và nếp nghĩ, cách hành xử của chúng ta.
- Ý kiến chủ quan của người viết:
+ Nếp nghĩ và hành xử của chúng ta là nguyên nhân chính gây nên sự tụt hậu trong giai đoạn mới.
+ “Bây giờ, nếu mỗi ngày, cùng với dự báo thời tiết, chúng ta công bố thứ hạng về trình độ phát triển cùng những món tiền nợ nước ngoài để thấm được cái nỗi nhục tụt hậu, chúng ta mới chiến thắng nghèo hèn để vươn lên cho xứng đáng với dân tộc của mình...”
- Lí lẽ, bằng chứng khách quan:
+ Sự tàn phá của chiến tranh
+ Những lí do về chiến tranh đều thấy được, cân đong đo đếm được và trên thực tế, ta đã có nhiều thập kỉ khắc phục.
+ Nhiều phát biểu của các quan chức khiến ta nghĩa rằng nước ta như một địa phương nghèo đói cần được viện trợ
+ Câu nói của vị Đại tướng.
Câu 3:
- Ở phần này, tác giả đã đưa ra các bằng chứng là các tuyên bố, nhận định, hành động của các nhân vật lịch sử nổi bật của nước ta thời kỳ phong kiến độc lập. Những bằng chứng này có chung một đặc điểm là cho thấy vị thế, sự giàu đẹp của nước ta không thua kém so với các nước khác, dân tộc ta cũng tự hào về điều đó. Từ đó tác đi đến quan điểm hai chiều: niềm tự hào đi cùng với sự phấn đấu để tồn tại và phát triển.
Câu 4:
- Ở phần này, tác giả đã nêu ra cái vấn đề của nước ta thế kỉ XIX: chúng ta quá yếu ớt để chống lại thực dân Pháp, nước ta mất đi quyền độc lập, tự chủ. Tác giả đưa ra các bằng chứng về tình trạng của nước ta thời kỳ đó: “Chỉ vài trăm tên lính … của thực dân và phong kiến,…”. Từ đó, tác giả nhấn mạnh vào việc ở những thời điểm lịch sử quan trọng, khi tinh thần dân tộc lên cao thì chúng ta hoàn toàn có thể đánh thắng được quân thù, giành lại độc lập tự do. Cách lập luận này nhằm nhấn mạnh cho luận điểm ở phần trước và làm tiền đề cho phần sau và cả văn bản.
Bình luận