Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 8 cánh diều bài 4: Cái kính

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Hãy trình bày cách hiểu về nội dung của văn bản “Cái kính”.

Câu 2: Nêu hậu quả của mỗi lần nhân vật “tôi” thay kính mới.

Câu 3: Hãy phân tích một số đặc điểm của truyện cười được thể hiện ở văn bản “Cái kính”.

Câu 4: Chỉ ra kết cấu chung của những đoạn đi khám bác sĩ.


Câu 1:

- Truyện này được viết theo một cách thức không giống như các truyện cười dân gian mà ta thường đọc. Truyện này có tính ẩn ý, phóng đại thái quá nên dễ gây khó hiểu cho người đọc và cũng khiến người đọc hiểu theo nhiều hướng khác nhau. Dưới đây là một cách hiểu cho em tham khảo.

- Mục tiêu chính của truyện này là phê phán kiểu người mắc bệnh tưởng. Điều này được tác giả triển khai ngay từ đầu truyện. Chú ý vào câu: “Từ lúc người bạn đó ra về, mắt tôi tự dưng mờ hẳn”. Trong thực tế thì không thể nào có chuyện chỉ một câu nói chê trách khiến cho mắt ta mắc bệnh ngay được. Ở đây, tác giả đã phóng đại, áp đặt cho “tôi” bị mờ mắt đi. “Tôi” bị ám ảnh bởi lời nói của người bạn là mình phải có kính. Những đoạn khám bác sĩ thực chất chỉ có tác dụng thúc đẩy câu chuyện đi đến cao trào ở cuối. Các bác sĩ bị tác giả áp đặt cho trình độ kém cỏi, không thể nhìn ra được căn bệnh thực sự của “tôi”, chứ trong thực tế không có chuyện các bác sĩ không tìm ra được bệnh. Tác giả làm vậy để cho thấy được những khổ sở mà kiểu người mắc bệnh tưởng sẽ gặp phải. Chú ý đến đoạn cuối của truyện. Có hai chi tiết mà bạn nên để ý đó là khi “tôi” ngã cầu thang thì kính văng ra, như thế thì mắt “tôi” nhìn không thông qua kính; và khi “tôi” đeo kính đã mất mắt kính vào. Xét theo thực tế thì cả hai thời điểm này, “tôi” nhìn không cần mắt kính nhưng chỉ có lần sau khi đã gọng kính vào thì “tôi” mới nhìn rõ, tức là “tôi” chỉ cần cái cảm giác đeo kính chứ không thực sự cần cái kính.  Điều này cho thấy rõ việc tác giả áp đặt cho nhân vật “tôi” những bệnh tật về mắt, để rồi qua việc đeo gọng không, tác giả phê phán cái vấn đề ở người mắc bệnh tưởng.

Câu 2:

- Lần 1: Cứ đeo vào là “tôi” thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được.

- Lần 2: Không còn thấy chóng mặt, buồn nôn nữa, nhưng lúc nào cũng bị chảy nước mắt. Đam ra mắt “tôi” lúc nào cũng đỏ hoe; như khóc ai vậy. Tôi bị cái cảm giác thương xót rất lạ.

- Lần 3: Khi đeo vào, cái gì cũng như lùi hẳn ra xa.

- Lần 4: Khi đeo vào, nhìn cái gì cũng hoá hai.

- Lần 5: Các vật ở xa trông lại hoá gần.

Câu 3:

- Truyện “Cái kính” chứa đựng cái hài ở bệnh tưởng của nhân vật “tôi”, những lời chỉ trích của các bác sĩ,… Những chi tiết này tạo nên tiếng cười đồng thời phê phán, châm biếm người mắc bệnh tưởng.

- Truyện “Cái kính” ngắn gọn, có cốt truyện đơn giản, ít nhân vật.

- Ngôn ngữ trong truyện làm nổi bật tính cách, đặc điểm của các nhân vật, đồng thời tạo nên tiếng cười.

- Nhân vật “tôi”, nhân vật chính của truyện, là đối tượng của tiếng cười. Ông có sự đối lập giữa bên ngoài và bên trong: bên trong thì không có bệnh nhưng bên ngoài thì lại tỏ ra là có bệnh.

- Thủ pháp trào phúng trong truyện là nghệ thuật phóng đại. Bệnh tình của nhân vật “tôi” và sự khám chữa của các bác sĩ đã được phóng đại.

- Kết thúc truyện gây ngờ: những tình tiết ở trước đó đều hướng đến một kết thúc bất ngờ. Nhân vật “tôi” ngỡ ngàng khi biết mình không cần có kính để nhìn được.

=> Truyện “Cái kính” của A-dít Nê-xin là ví dụ tiêu biểu cho đặc điểm về bối cảnh, cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ của truyện cười.

Câu 4: 

- Những đoạn nhân vật “tôi” đi khám bác sĩ có một kết cấu chung là: một người nào đó thấy “tôi” gặp vấn đề về mắt khuyên “tôi” đi khám một vị bác sĩ mà họ biết – “tôi” đi khám – bác sĩ chỉ ra và trách mắng người trước làm sai – “tôi” thay kính mới – “tôi không gặp vấn đề trước đó nhưng lại gặp một vấn đề khác”.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác