Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 8 cánh diều bài 2: Đường về quê mẹ
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Hãy phân tích khổ 1.
Câu 2: Phân tích khổ thơ thứ hai.
Câu 3: Phân tích khổ thơ thứ ba.
Câu 4: Hãy phân tích khổ thơ thứ tư.
Câu 5: Hãy phân tích khổ thơ thứ năm.
Câu 6: Hãy phân tích khổ thơ thứ sáu.
Câu 1:
- U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân: gợi nhớ về quá khứ
- Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần: con đường về quê mẹ xa xôi có đám mây trắng. “Trắng ngần”: tác giả muốn gợi ra hình ảnh đám mây đẹp. => Không gian lúc mẹ bắt đầu đưa về quê có những ấn tượng.
- “Lại”: đã về nhiều lần
=> Khổ thơ này đã nêu ra thời điểm và không gian khi mẹ đưa “tôi” về quê ngoại.
Câu 2:
- Hình ảnh thiên nhiên hiện lên qua các sự vật: rặng đề, dòng sông, cồn, bãi. Chú ý đến màu sắc: trắng, xanh, tía. Chú ý đến đường nét, mảng khối: lượn ven đê, kề liên tiếp.
- Hình ảnh người nông dân: Người xới cà, ngô rộn bốn bề. Chú ý cụm từ “rộn bốn bề”: không khí làm việc hăng say, tích cực.
Câu 3:
- Người mẹ mang những vẻ đẹp điển hình của phụ nữ thôn quê xưa, thể hiện qua việc miêu tả của tác giả: thúng cắp bên hông, nón đội đầu, khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu (trang phục), mắt sáng, môi hồng, má đỏ au (diện mạo).
- Chú ý tính đối ở dòng 2 và dòng 4.
- Cách dùng các vế nhỏ liên tiếp ở dòng 1, 2, 4: giúp diễn tả được nhiều đặc điểm
- “Trông u chẳng khác thời con gái”: bản thân ý nghĩa của câu cộng thêm việc đặt câu này giữa các câu nêu đặc điểm ngoại hình của người mẹ góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tươi trẻ của người mẹ.
Câu 4:
- Chú ý đến thời gian: lúc này đã là buổi chiều
- Những hình ảnh thiên nhiên điển hình của trời chiều: nắng nhạt vàng, trời xanh, có trắng bay từng lớp, xóm chợ, lều phơi, lá bàng. Chú ý cách dùng từ ngữ thú vị của tác giả: “xác lá bàng”.
- Hình ảnh con người: Đoàn người về ấp gánh khoai lang
=> Không gian trời chiều trong bài thơ giống như hình ảnh buổi chiều trong nhiều bài thơ khác: chìm trong nắng vàng và có phần ảm đạm nhưng không làm mất đi vẻ đẹp của nó.
Câu 5:
Các câu thơ trong khổ này đều là những hình ảnh thú vị, đặc sắc.
- Tà áo nâu in giữa cánh đồng: từ “in” làm nổi bật hình ảnh người mẹ trên cánh đồng
- Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng: buổi chiều lộng gió. “Bụi bốc sau lưng” làm hình ảnh người mẹ mờ đi khi nhìn vào để làm tiền đề cho câu thơ sau “Bóng u hay bóng người thôn nữ”: u đẹp như người thôn nữ => tăng cường nhấn mạnh vẻ đẹp của người mẹ.
- Cúi nón mang đi cặp má hồng: chú ý từ “mang đi”. Hãy tưởng tượng và nêu cảm nhận của em. Ví dụ: Theo cách dùng thông thường, “mang đi” không thể dùng với bộ phận thân thể được mà chỉ có thể dùng với đồ vật, con vật,… Xét thêm bối cảnh là gió bụi bốc lên, ta có thể hiểu là tác giả muốn nhấn mạnh vào cặp má xinh đẹp của người mẹ, cặp má đó nổi bật lên trên bóng người mẹ, người mẹ muốn cặp má không bám bụi bẩn.
Câu 6:
- Sau một chặng đường dài thì cuối cùng người con cùng với mẹ của mình cũng về đến quê.
- Vẻ đẹp bên trong của người mẹ: nết thảo hiền
- “Đường về quê mẹ” được nhắc tới trong câu cuối: tạo sự liên kết cho bài thơ.
Bình luận