Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 11 kết nối bài 6: Thực hành Tiếng Việt (trang 20)

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Xác định kiểu đối trong các câu dưới đây

  1. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

(Hồ Xuân Hương)

  1. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
  2. Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đối được sử dụng trong những câu dưới đây.

  1. Khúc sông bên lở bên bồi

Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.

(Ca dao)

  1. Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao

Mặt tơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.

  1. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;

Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;

tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc)

Câu 3: Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đối được sử dụng trong những câu dưới đây.

“Vân xem trang trọng khác vời.

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang.

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”

( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )

Câu 4: Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây

  1. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

  1. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Câu 5: Phép đối trong tục ngữ thường có tác dụng gì? Vì sao người ta không thể thay thế những từ trong đó.

 


Câu 1: 

  1. Đối trong một cặp câu “say” >< “tỉnh”, “khuyết” >< “tròn”
  2. Đối giữa hai vế câu
  3. Đối trong một cặp câu “ta dại” >< “người khôn”, “tìm nới vắng vẻ” >< “đến chốn lao xao”.

 

Câu 2: 

  1. Phép đối “lở” >< “bồi”, “đục” >< “trong” diễn tả sự tương phản giữa bên lở và bên bồi của một khúc sông.
  2. Phép đối có tác dụng làm tăng mức độ của đêm khuya và trạng thái nhớ thương, buồn bã trong lòng người xa cách.
  3. Phép đối có ở từng cặp câu văn tế ; ở mỗi cặp, diễn tả sự đối lập giữa công việc làm ruộng quen thuộc hằng ngày với việc quân cơ chiến trận xa lạ đối với người nông dân Cần Giuộc.

 

Câu 3: 

Ta thấy trong đoạn thơ trên có các từ đối gồm: Khuôn trăng >< nét ngài, đầy đặn >< nở nang, hoa >< ngọc, cười >< thốt, mây >< tuyết, thua >< nhường, nước tóc >< màu da.

=> Tác dụng nhấn mạnh, gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tạo sự hìa hòa vê fmawtj âm thanh.

 

Câu 4:

  1. Điệp cấu trúc là “một bếp lửa” và được sử dụng để nói về nỗi nhớ của cháu về người bà và kỉ niệm bên bếp lửa ấm áp của tuổi thơ.
  2. Trong đoạn văn này, “một dân tộc” được điệp lại hai lần để khẳng định tinh thần quyết tâm chiến đấu vì tổ quốc, vì dân tộc và “phải được độc lập” để thể hiện ý chỉ kiến cường không chịu khuất phục để giành độc lập, loại bỏ kẻ xâm lược ra khỏi lãnh thổ nước ta.

 

Câu 5: 

Phép đối trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác