Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu KHTN 8 KNTT bài 37: Hệ thần kinh và các giác quan ở người
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1. Em hãy trình bày nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp khắc phục bệnh cận thị, viễn thị.
Câu 2: Liên hệ kiến thức truyền ánh sáng, hãy giải thích quá trình thu nhận ánh sáng ở mắt trong hình sau
Câu 3: Khi bị cận thị, viễn thị ta sử dụng kính phân kì hay hội tụ. Giải thích vì sao.
Câu 4: Hãy viết sơ đồ quá trình thu nhận âm thanh của tai.
Câu 5: Giải thích vai trò của vòi tai trong cân bằng áp suất không khí giữa tai và khoang miệng.
Câu 6: Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa là gì? Tại sao đối tượng mắc bệnh thường là trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi.
Câu 7: Vì sao các bệnh về hệ thần kinh thường xuất hiện ở người cao tuổi?
Câu 1.
Bệnh | Cận thị | Viễn thị |
Nguyên nhân | - Bẩm sinh cầu mắt dài - Nhìn gần khi đọc sách - Làm việc trong ánh sáng yếu. → Thể thủy tinh phồng lên | - Bẩm sinh cầu mắt quá ngắn. - Thể thủy tinh bị lão hóa |
Biểu hiện | Mắt chỉ nhìn rõ các vật ở gần, không rõ các vật ở xa. | - Mắt chỉ nhìn rõ các vật ở xa, không nhìn rõ các vật ở gần. |
Biện pháp khắc phục | - Đeo kính cận (phân kì) | - Đeo kính lão (hội tụ) |
Câu 2:
- Ánh sáng sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc của mắt. Tại đây tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ ánh sáng trên võng mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh. Sau đó, tín hiệu đó được truyền đến não thông qua hệ thần kinh thị giác và được xác nhận là hình ảnh tại não bộ.
Câu 3:
- Khi bị cận thị người ta dùng kính phân kì vì làm giảm độ hội tụ cho ảnh lùi về đúng võng mạc.
- Khi bị viến thị người ta dùng kính hội tụ phù hợp có thể giúp điều chỉnh điểm hội tụ về đúng võng mạc.
Câu 4:
- Âm thanh → vành tai → Ống tai → Màng nhĩ → chuỗi xương tai → rung màng cửa bầu → rung màng cơ sở → kích thích tế bào thụ cảm thính giác → Xung thần kinh theo dây thần kinh thính giác → Vùng thính giác ở thùy thái dương → Cơ thể nhận biết âm thanh đã phát ra.
Câu 5:
Vòi tai có chức năng dẫn lưu không khí từ họng mũi vào hòm tai giữa và ngược lại. Do đó làm thay đổi không khí ở hòm tai giữa. Duy trì sự cân bằng áp lực khí quyển ở bên trong và bên ngoài màng nhĩ.
Câu 6:
- Bệnh viêm tai giữa là tình trạng tổn thương và viêm nhiễm tai giữa do vi khuẩn. Các nguyên nhân chủ yếu như
+ Nước bẩn lọt vào tai
+ Ráy tai bị nhiễm khuẩn gây nhiễm trùng
+ Thiếu máu não
+ Nhiễm lạnh hay do các biến chứng từ các bệnh vùng mũi, họng.
- Đối tượng mắc bệnh viêm tai giữa thường là trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi vì:
+ Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn
+ Trẻ có cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh. Tai trong của trẻ sẽ được kết nối với mặt sau của cổ họng thông qua ống thính giác. Bình thường ống thính giác mở cho phép chất lỏng và tạp chất thoát ra ngoài. Khi ống này bị đóng, các chất thải không thoát được và dẫn đến vi khuẩn sẽ kẹt lại bên trong tai, gây nhiễm trùng. Ống thính giác ở bé ngắn hơn người lớn nên dễ bị tắc.
+ Biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng như: viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang...
Câu 7:
- Theo mức độ già đi của cơ thể, các quá trình teo và loạn dưỡng trong các tế bào thần kinh ngày càng gia tăng. Sự thoái hóa của tế bào thần kinh có hiện tượng thoái biến các khớp thần kinh, nơi giữ vai trò quan trọng đối với các chất truyền dẫn thần kinh. Phần lớn tiền thân của các chất truyền dẫn thần kinh là các acid amin có nguồn gốc từ thức ăn cung cấp cho cơ thể.
Bình luận