Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu KHTN 8 KNTT bài 34: Hệ hô hấp ở người
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1. Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí vào phổi ?
Câu 2: Các cơ quan trong hệ hô hấp đã tham gia bảo vệ phổi như thế nào?
Câu 3: Đặc điểm nào của phổi làm tăng diện tích trao đổi khí?.
Câu 4: Nêu nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và hai lá phổi?
Câu 5: Dung tích phổi hít vào, thở ra bình thường và gawngs sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Câu 6: Lấy ví dụ về sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của một cơ quan trong hệ hô hấp.
Câu 7: Hãy nêu nguyên nhân và triệu chứng một số bệnh về phổi, đường hô hấp như: viêm đường hô hấp, viêm phổi, lao phổi.
Câu 1.
- Làm ẩm không khí là do các lớp niêm mạc chất nhày lót bện trong đường dẫn khí
- Làm ấm không khí là do có mạng mao mạch dày , căm máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi và phế quản.
Câu 2:
- Lông mũi giũ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do niêm mạc tiết ra giũ các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung chuyển liên tục quyết chúng ra khỏi khí quản.
- Nắp thanh quản (sụn thanh nhiệt) giúp đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt.
- Các tế bào limpho ở các hạch amidan, VA có tác dụng tiết kháng viêm để vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh.
Câu 3:
- Bao ngoài 2 lá phổi là 2 lớp màng. Lớp trong dinh với phổi và lớp ngoài dính với lồng ngực. Chính giữa có lớp dịch rất mỏng làm áp suất trong phổi là âm hoặc 0, làm cho phổi nở rộng và xốp.
- Có tới 700-800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí lên 70-80 cm2.
Câu 4:
- Chức năng của đường dẫn khí: dẫn khí ra vào phổi, làm ấm không khí, bảo vệ phổi.
- Hai lá phổi giúp trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.
Câu 5:
- Sự luyện tập
- Tầm vóc
- Giới tính
- Tình trạng sức khỏe, bệnh tật
Câu 6:
+Mũi
- Có nhiều lông mũi
- Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy
- Có lớp mao mạch dày đặc
Chức năng: Dẫn khí vào ra, làm ấm, làm ẩm không khí đi vào, lọc bụi bẩn, ...
Câu 7:
Bệnh | Nguyên nhân | Triệu chứng |
Viêm đường hô hấp | - Không khí bị ô nhiễm, có chứa vi sinh vật hoặc các chất có hại. | - Viêm họng, viêm phế quản: khó chịu ở họng, hp có đờm, sốt, nhức đầu, mệt mỏi,… - Viêm phế quản: ho nhiều, sốt kéo dài, khò khè, khó thở, mệt mỏi, tức ngực,… |
Viêm phổi | - Virus, vi khuẩn, nấm, hóa chất trong không khí xâm nhập vào phổi làm viêm phế nang, tiết nhiều dịch làm ảnh hưởng đến chức năng trao đổi khí của phổi. | - Đau ngực, ho, mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi và ớn lạnh, buồn nôn, khó thở. |
Lao phổi | - Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào phổi phá hủy các mô, mạch máu phổi gây chảy máu và tiết chất nhày | - Đau ngực, ho khạc kéo dài, có thể ho khạc ra máu, sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi, sút cân, kém ăn, mệt mỏi. |
Bình luận