Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu KHTN 8 KNTT bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1. Nêu tên các cơ quan của hệ tiêu hóa tương ứng với những vị trí được đánh số trong hình 32.1

Câu 1. Nêu tên các cơ quan của hệ tiêu hóa tương ứng với những vị trí được đánh số trong hình 32.1

Câu 2: Hãy cho biết ý nghĩa của thông tin trên bao bì (hạn sử dụng, giá trị dinh dưỡng,…) thực phẩm đóng gói.

Câu 3: Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao?

Câu 4: Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng của nó?

Câu 5: Vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?

Câu 6: Nêu một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm

Câu 7: Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?


2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1. 

1. Tuyến nước bọt
2. Hầu
3. Thực quản
4. Dạ dày
5. Tụy
6. Ruột non
7. Ruột già
8. Hậu môn
9.Túi mật
10. Gan
11. Miệng

Câu 2:

- Ngày sản xuất, hạn sử dụng: là khoảng thời gian mà sản phẩm vẫn duy trì được độ an toàn và giá trị dinh dưỡng. 

- Giá trị dinh dưỡng: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và chế độ ăn uống, người tiêu dùng có thể tính toán các chỉ số  dinh dưỡng, lựa chọn sản phẩm phù hợp với từng mục đích khác nhau, tránh gây ra các vấn đề không đáng có ảnh hưởng tới sức khỏe.

Câu 3: 

- Vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzyme amilaza trong nước bọt biến đổi một phần thành đường mantoza, đường này đã tác dụng vào các gai vị giác trên lưỡi làm cho ta cả giác ngọt.

Câu 4: 

- Diện tích bề mặt bên trong ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng đạt hiệu quả cao

- Ruột non có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông cũng là điều kiện cần thiết cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng đạt hiệu quả cao

Câu 5:

- Protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy, nhưng protein của lớp niêm mạc lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày ở cô tuyến vị. Các chất nhày phủ lên bề mặt lớp niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin.

Câu 6: 

Một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm:

- Thực phẩm ôi thiu, bị nấm mốc.

- Thực phẩm chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm không được phép sử dụng.

- Thực phẩm bị nhiễm các kim loại nặng như chì, thủy ngân,…

- Thực phẩm có chứa các độc tố tự nhiên như cá nóc, nấm có độc, lá ngón,…

Câu 7:

- Với cháo: thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị enzim amilaza biến đổi thành đường matozo

- Với sữa: thấm 1 ít nước bọt, sự tiêu hóa không diễn ra ở khoang miệng vì thành phần chính của sữa là protein và đường đôi hoặc đường đơn


Bình luận

Giải bài tập những môn khác