Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu KHTN 8 KNTT bài 29: Sự nở vì nhiệt

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Trên đường ray hoặc trên các cây cầu, các khớp nối có được đặt khít nhau không, vì sao?

Câu 1: Trên đường ray hoặc trên các cây cầu, các khớp nối có được đặt khít nhau không, vì sao?

Câu 2: Các tấm lợp mái nhà thường có dạng lượn sóng là để?

Câu 2: Các tấm lợp mái nhà thường có dạng lượn sóng là để?

Câu 3:  Vì sao khi đun nước, không nên đổ nước thật đầy ấm?

Câu 4: Các roong cao su trong nắp chai bia có tác dụng gì?

Câu 5: Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng một chiếc nút gỗ. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào?


Câu 1: 

  Các khớp nối không được đặt khít nhau. Bao giờ các khớp nối cũng được đặt cách nhau vài centimet để tránh trường hợp các phần bị đội lên nhau khi giãn nở vì nhiệt.

 

Câu 2:

- Các tấm tôn lợp có dạng lượn sóng là để tránh tác hại của sự co dãn vì nhiệt của chất rắn.

- Nếu lợp tôn phẳng, khi trời nắng, mái tôn bị đinh ghim chặt lại làm cản trở hoạt động co dãn gây ra hiện tượng rách mái tôn.

- Khi ta để ở dạng lượn sóng, mái tôn có thể co dãn thoải mái mà không bị đinh làm gián đoạn hoạt động co dãn của nó.

 

Câu 3:  

Khi đun nước, nhiệt độ tăng, thể tích chất lỏng tăng, nếu đổ đầy ấm, nước tràn ra ngoài.

 

Câu 4:

- Trong quá trình vận chuyển, nhiệt độ chai có thể thay đổi nên chai có thể nở ra hoặc co lại.

- Các roong cxao su trong nắp chai có tác dụng làm cho nắp chai được kín, không để bia bên trong chảy ra ngoài

 

Câu 5: 

Khi hơ nóng cổ lọ thủy tinh thì cổ lọ thủy tinh sẽ nở ra. Như thế nút sẽ lỏng ra và có thể mở được nút.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác