Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 11 KN bài 9: Liên minh châu Âu - Một liên kết kinh tế khu vực lớn
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Liên minh châu Âu được hình thành và phát triển như thế nào? Trình bày tóm tắt quy mô và mục tiêu của tổ chức này.
Câu 2: Kể tên bốn cơ quan thể chế của Liên minh châu Âu và xác định thể chế hoạt động của tổ chức này.
Câu 3: Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới có điểm gì nổi bật? Trình bày những điểm nổi bật đó.
Câu 4: Hãy phân tích biểu hiện về thiết lập một EU tự do, an ninh và công lí trong EU. Em hiểu như thế nào về bốn quyền tự do của EU?
Câu 5: Trình bày biểu hiện về hình thành một liên kết kinh tế và tiền tệ với đồng tiền chung Ơ-rô
Câu 6: Hợp tác chuyển đổi kĩ thuật số và phát triển bền vững trong khu vực Liên minh châu Âu được biểu hiện như thế nào?
Câu 1:
* Quy mô:
- Năm 1957, Cộng đồng kinh tế châu Âu được thành lập với 6 quốc gia thành viên.
- Năm 1967, hợp nhất với Cộng đồng Than và Thép châu Âu và Cộng đồng Nguyên tử châu Âu thành Cộng đồng châu Âu.
- 1/11/1993: Liên minh châu Âu chính thức được thành lập.
- Năm 2021: EU có 27 quốc gia thành viên, chiếm 5,8% số dân và đóng góp 17,8% GDP toàn thế giới.
* Mục tiêu: được thể hiện qua Hiệp ước Ma-xtrích.
- EU xây dựng và phát triển liên minh kinh tế và tiền tệ với một đơn vị tiền tệ chung.
- Liên minh chính trị với chính sách đối ngoại, an ninh chung và hợp tác về tư pháp, nội vụ.
- Hiệp ước hướng đến xây dựng EU thành khu vực tự do và liên kết chặt chẽ.
* Ba trụ cột của EU theo hiệp ước Ma-xtrích:
- Cộng đồng châu Âu:
+ Liên minh thuế quan.
+ Thị trường nội địa.
+ Liên minh kinh tế và tiền tệ.
- Chính sách đối ngoại và an ninh chung:
+ Hợp tác trong chính sách đối ngoại.
+ Phối hợp hành động để giữ gìn hòa bình.
+ Chính sách an ninh của EU.
- Hợp tác về tư pháp và nội vụ:
+ Chính sách nhập cư.
+ Đấu tranh chống tội phạm.
+ Hợp tác về cảnh sát và tư pháp.
Câu 2:
* Bốn cơ quan thể chế của EU là:
- Hội đồng châu Âu.
- Nghị viện châu Âu.
- Ủy ban châu Âu.
- Hội đồng Liên minh châu Âu.
* Thể chế hoạt động của EU:
- Hội đồng châu Âu:
+ Cơ quan quyền lực cao nhất:
+ Gồm 27 nguyên thủ các nước thành viên.
+ Hội đồng thường họp 4 lần trong năm.
+ Nhiệm vụ: giải quyết các vấn đề:
Quyết định đường lối chính trị của EU.
Trao đổi về thể chế, hiến pháp, chính sách kinh tế, tiền tệ.
Đặt ra đường lối an ninh và đối ngoại chung.
- Nghị viện châu Âu:
+ Là cơ quan làm luật của EU, đại diện cho công dân EU.
+ Nhiệm vụ: lập pháp, giám sát hoạt động và quản lí tài chính.
- Ủy ban châu Âu:
+ Là cơ quan điều hành, đại diện cho lợi ích chung của EU.
+ Bao gồm: Chủ tịch, Ủy viên và các ban chức năng.
+ Nhiệm vụ: đề xuất, giám sát thực hiện các dự luật và quản lí ngân sách, vừa hòa giải tranh chấp trong nội bộ vừa đại diện cho EU trong đối ngoại, đàm phán quốc tế.
- Hội đồng Liên minh châu Âu:
+ Là cơ quan làm luật của EU, đại diện cho các chính phủ, là nơi các bộ trưởng EU họp để thảo luận về dự thảo luật.
+ Gồm có 250 tiểu ban và nhóm công tác phụ trách 10 lĩnh vực khác nhau.
Câu 3:
* Quy mô nền kinh tế:
- Năm 2021, GDP chiếm 17,8% GDP toàn cầu và lớn thứ ba trên thế giới.
- GDP/người đạt mức cao, gấp 3,1 lần mức trung bình toàn thế giới.
- Ba nền kinh tế lớn nhất EU là: Cộng hòa Liên bang Đức, Pháp, I-ta-li-a.
* Một số lĩnh vực dịch vụ:
- Thương mại:
+ EU là trung tâm thương mại lớn trên thế giới.
+ EU trở thành đối tác thương mại hàng đầu của 80 quốc gia.
+ Các hoạt động thương mại của EU: xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, mua sắm công và quyền sở hữu trí tuệ.
+ Năm 2021, trị giá xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của EU cao nhất thế giới (chiếm 31%).
- Đầu tư nước ngoài:
+ EU có giá trị đầu tư nước ngoài cao thứ hai trên thế giới.
+ Đầu tư EU tập trung vào dịch vụ, khai thác dầu khí và chế tạo.
+ Nguồn vốn ODA cao nhất thế giới (19 tỉ USD), hỗ trợ phát triển bền vững ở các khu vực nghèo hơn trên thế giới.
+ EU góp phần cải thiện môi trường đầu tư ở các nước theo hướng bình đẳng, minh bạch và thuận lợi hơn.
- Tài chính ngân hàng:
+ Hoạt động tài chính tác động đến các quy định, sự minh bạch, dịch vụ và công nghệ tài chính của thế giới.
+ Sức mạnh tài chính thể hiện ở các lĩnh vực: ngân hàng, bảo hiểm và thị trường vốn.
+ Các trung tâm tài chính lớn của EU và thế giới: Phrăng-phuốc, Pa-ri, Am-xtéc-đam.
* Một số lĩnh vực sản xuất:
- Một số ngành có vị trí cao trên thế giới và dẫn đầu xu hướng hiện đại hóa là chế tạo máy, hóa chất, hàng không – vũ trụ, sản xuất hàng tiêu dùng,…
- Một số sản phẩm công nghiệp chiếm thị phần xuất khẩu lớn như dược phẩm (62,9%), máy bay (69,3%), ô tô (49,7%),…
Câu 4:
* Thiết lập một EU tự do, an ninh và công lí.
- Tự do:
+ Bốn quyền tự do:
Tự do di chuyển: quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc được đảm bảo.
Tự do lưu thông dịch vụ: tự do đối với các dịch vụ như dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch,…
Tự do lưu thông hàng hóa: các sản phẩm hợp pháp ở một nước thuộc EU được tự do lưu thông và bán trong toàn bộ thị trường chung châu Âu mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Tự do lưu thông tiền vốn: các hạn chế đối với giao dịch, thanh toán bị bãi bỏ.
+ Công dân EU có quyền tự do sinh sống, làm việc và được đảm bảo an toàn ở bất kì đâu trong EU.
+ Nguyên tắc vận hành của thị trường chung: hợp tác chặt chẽ, cạnh tranh bình đẳng và thủ tục minh bạch, hợp lí.
+ Ảnh hưởng của thị trường chung: thúc đẩy chuyên môn hóa, tạo việc làm, giảm bớt rào cản thương mại và cải thiện kinh doanh.
- An ninh:
+ EU có chính sách quốc phòng và an ninh chung nhằm bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.
+ Các hoạt động hợp tác về an ninh chung phòng chống tội phạm, khủng bố, nhập cư bất hợp pháp và dịch bệnh được tăng cường.
- Công lí: EU thiết lập các thủ tục chung giúp thực thi công lí nhanh chóng, bình đẳng và bảo đảm rằng các phán quyết ở quốc gia này có thể áp dụng được ở quốc gia khác.
Câu 5:
- Liên minh kinh tế và tiền tệ:
+ Mức độ cao nhất trong hợp tác khu vực.
+ Các quốc gia thành viên liên minh thống nhất thực hiện một chính sách kinh tế chung, một hệ thống tiền tệ chung và chính sách tiền tệ chung.
+ Thương mại của EU được tăng cường, lao động và hàng hóa di chuyển dễ dàng hơn, giá cả minh bạch và cạnh tranh công bằng hơn.
- Đồng Ơ-rô:
+ Bảo vệ nền kinh tế và hệ thống tài chính của EU khỏi khủng hoảng, giảm sự phụ thuộc vào các loại tiền tệ khác và thuận tiện cho sản xuất, kinh doanh.
+ Đồng Ơ-rô thúc đẩy đầu tư xuyên biên giới, ổn định tài chính và giúp các quốc gia hỗ trợ lẫn nhau.
+ Tiềm ẩn những rủi ro gây khó khăn cho một số nước.
Câu 6:
- Chuyển đổi kĩ thuật số:
+ EU cùng hợp tác để tiếp cận và điều tiết thị trường toàn cầu, thiết lập tiêu chuẩn công nghệ và truy cập, kiểm soát dữ liệu.
+ Những lĩnh vực hợp tác công nghệ là trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, thiết bị di động và công nghệ lượng tử.
- Phát triển bền vững:
+ Các nước EU thống nhất thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xanh.
+ Các hoạt động tập trung vào xây dựng nền kinh tế tăng trưởng cân bằng, hướng tới tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
+ Sức mạnh tổng hợp của các quốc gia và chiến lược phát triển bền vững đã định hình vị thế đặc biệt của EU trong nền kinh tế thế giới.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận