Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 11 KN bài 27: Kinh tế Trung Quốc

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Nêu những đặc điểm và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc. Nguyên nhân khiến Trung Quốc đạt được những thành tựu kinh tế nổi bật là gì?

Câu 2: Nêu những nét đặc trưng về sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Trung Quốc.

Câu 3: Nêu khái quát những đặc điểm nổi bật của các ngành công nghiệp và kể tên một số trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc.

Câu 4: Nêu những đặc điểm chung của ngành dịch vụ ở Trung Quốc. Ngành thương mại có những điểm đặc trưng gì?

Câu 5: Trình bày những nét đặc trưng về sự phát triển của các ngành giao thông vận tải, du lịch và tài chính ngân hàng của Trung Quốc.


Câu 1:

* Đặc điểm:

- Nền kinh tế có quy mô lớn thứ hai thế giới.

- Mức đóng góp trung bình hằng năm là hơn 30%.

- Quy mô GDP: tăng nhanh liên tục và trở thành nền kinh tế có quy mô GDP lớn thứ hai thế giới (chiếm 17,3%).

- Tốc độ tăng GDP: luôn ở mức cao dù có biến động qua các năm.

- Cơ cấu GDP: thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng.

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh.

- Trung Quốc là nước xuất siêu với tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ à 5 080,4 tỉ USD, đứng đầu thế giới.

* Vị thế của Trung Quốc:

- Là một trong số các quốc gia có nền thương mại đứng đầu thế giới.

- Là một trong những nước nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn (163 tỉ USD năm 2020).

* Nguyên nhân:

- Có nguồn lực tự nhiên đa dạng, phong phú.

- Nguồn lao động dồi dào, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao.

- Trung Quốc chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và có các chính sách thu hút nguồn nhân lực từ nước ngoài.

- Cơ sở hạ tầng phát triển, thị trường rộng lớn và năng động.

- Nhà nước có các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năng động.

- Trung Quốc thành lập các đặc khu kinh tế để thu hút FDI.

- Trung Quốc chú trọng ứng dụng khoa học – công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

Câu 2:

* Đặc điểm chung:

- Đóng góp 7,7% GDP.

- Giải quyết việc làm co khoảng 22% lực lượng lao động của đất nước.

* Nông nghiệp:

- Ngành trồng trọt:

+ Là ngành chủ yếu, chiếm 60% giá trị sản xuất nông nghiệp.

+ Cây lương thực giữ vị trí quan trọng.

+ Các cây công nghiệp (đậu tương, bông, lạc, củ cải đường,…), cây thực phẩm và cây ăn quả cũng phát triển.

+ Phân bố: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

- Ngành chăn nuôi:

+ Được quan tâm phát triển.

+ Phân bố: lợn, bò, gia cầm nuôi ở vùng đồng bằng, cừu, dê được chăn thả ở vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và các khu tự trị phía Tây.

* Lâm nghiệp:

- Sản lượng gỗ tròn khai thác: 350,6 triệu m3 (2020) – đứng thứ ba thế giới.

- Trung Quốc hướng tới bảo vệ rừng và kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng tự nhiên, giới hạn sản lượng khai thác hàng năm.

- Nỗ lực trồng rừng để tăng tỉ lệ che phủ rừng.

* Thủy sản:

- Lâu đời và rất phát triển.

- Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đứng đầu thế giới.

- Các ngư trường khai thác chủ yếu ở biển Hoàng Hải, Hoa Đông.

- Nuôi trồng thủy sản tăng trưởng nhanh, chủ yếu là cá, tôm, trai lấy ngọc, rong biển,…

Câu 3: 

* Đặc điểm chung:

- Quy mô lớn, cơ cấu đa dạng với nhiều sản phẩm có sản lượng đứng đầu thế giới.

- Đóng góp 37,8% GDP.

- Công nghiệp đang chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa.

- Các ngành công nghiệp chủ yếu: sản xuất điện, khoáng sản, sản xuất ô tô, luyện kim, điện tử - tin học.

* Đặc điểm các ngành công nghiệp:

- Ngành công nghiệp sản xuất điện:

+ Sản xuất và tiêu thụ điện lớn nhất thế giới (29%).

+ Đa dạng hóa nguồn cung cấp điện thông qua việc phsat triển năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân.

- Ngành công nghiệp khai thác:

+ Khai thác than chiếm 50% sản lượng than toàn thế giới.

+ Khai thác sắt, đồng, đất hiếm,… có sản lượng lớn, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác và xuất khẩu.

- Ngành công nghiệp sản xuất ô tô:

+ Sản xuất khoảng 30% lượng ô tô toàn thế giới.

+ Các thương hiệu ô tô quốc gia, ô tô điện ngày càng phổ biến.

- Ngành công nghiệp luyện kim:

+ Được coi trọng và đầu tư phát triển.

+ Sản xuất thép nhiều nhất trên thế giới (56,5%)

- Ngành công nghiệp điện tử - tin học:

+ Phát triển nhanh và trở thành ngành mũi nhọn.

+ Nhiều sản phẩm có sản lượng hàng đầu thế giới: máy tính, điện thoại di động, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng,…

* Các trung tâm công nghiệp lớn:

- Phân bố: tập trung ở miền Đông, vùng duyên hải

- Tiêu biểu: Thượng Hải, Thẩm Quyến, Bắc Kinh, Quảng Châu, Thiên Tân,…

Câu 4: 

* Đặc điểm chung:

- Đóng góp 54,5% vào GDP.

- Các loại hình dịch vụ: thương mại, giao thông vận tải, du lịch, tài chính ngân hàng.

- Một số trung tâm dịch vụ lớn: Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Thâm Quyến,…

* Ngành thương mại:

- Nội thương:

+ Doanh thu bán lẻ và doanh thu từ cung ứng các dịch vụ tăng nhanh (khoảng 5 400 tỉ USD năm 2020).

+ Các trung tâm thương mại lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Hồng Công, Thâm Quyến,…

- Ngoại thương:

+ Kim ngạch ngoại thương có mức tăng hằng năm cao.

+ Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới (chiếm 11,5%)/

+ Trung Quốc có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

+ Những đối tác thương mại quan trọng: Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Hàn Quốc,…

+ Trung Quốc thường là nước xuất siêu.

Câu 5: 

* Giao thông vận tải:

- Mạng lưới giao thông hiện đại, các loại hình giao thông đều rất phát triển.

- Giao thông đường sắt: Hệ thống đường sắt dài hơn 130 nghìn km, trong đó hơn 40 nghìn km đường sắt cao tốc.

- Giao thông đường ô tô: chiều dài khoảng 5 triệu km, trong đó 150 nghìn km đường cao tốc.

- Giao thông đường biển: phát triển mạnh với nhiều cảng biển lớn như: Thượng Hải, Ninh Ba – Chu Sơn, Thâm Quyến,… phục vụ cho việc xuất nhập khẩu.

- Giao thông đường hàng không: rất phát triển, các sân bay lớn như Bắc Kinh, Phố Đông,…

- Hiện nay, Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông khu vực miền Tây để mở rộng quy mô và hoàn thiện mạng lưới giao thông.

* Du lịch:

- Là điểm đến hấp dẫn khách du lịch quốc tế.

- Năm 2019: đứng thứ tư về thu hút khách du lịch quốc tế đến và đứng thứ 11 về doanh thu du lịch quốc tế.

- Năm 2019: Doanh thu ngành du lịch đạt khoảng 1 000 tỉ USD.

- Các điểm du lịch nổi tiếng là: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, bến Thượng Hải,…

* Tài chính ngân hàng:

- Ngày càng phát triển.

- Doanh thu từ hoạt động tài chính liên tục tăng qua  các năm (1 071 tỉ USD năm 2020).

- Nhiều ngân hàng nước ngoài đã thành lập công ty cổ phần hoặc 100% vốn nước ngoài.

- Có nhiều trung tâm tài chính lớn như Thượng Hải, Thiên Tân, Thâm Quyến,…


Bình luận

Giải bài tập những môn khác