Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 11 KN bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Toàn cầu hóa là gì? Nêu những biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.

Câu 2: Trình bày hệ quả và phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.

Câu 3: Nêu khái niệm khu vực hóa kinh tế và những biểu hiện của nó.

Câu 4: Trình bày hệ quả và phân tích ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.

Câu 5: Nêu biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế.


Câu 1:

* Khái niệm: Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học,…

* Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế:

- Các dòng hàng hóa – dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển. Trong quá trình toàn cầu hóa, các nước kí kết và tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương.

- Các giao dịch quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính tăng nhanh. Nhiều hình thức mới xuất hiện như thương mại điện tử, đầu tư phát triển bền vững,…

- Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu như: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB),…

- Các công ty đa quốc gia đóng vai trò quan trọng.

- Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng rộng rãi trong sản xuất kinh doanh như Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lí An toàn thực phẩm (ISO 22000), Tiêu chuẩn Quản lí môi trường (ISO 14001),…

Câu 2:

* Hệ quả:

- Tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, qua đó lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.

- Tạo ra sự chuyển dịch các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, công nghệ và tri thức. Hình thành và phát triển các mạng lưới, chuỗi liên kết toàn cầu nhằm tận dụng tối đa lợi thế của các nước, các khu vực.

- Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

- Gia tăng sự phân hóa trình độ phát triển kinh tế và khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.

* Ảnh hưởng:

- Tích cực:

+ Góp phần khai thác lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia, tăng cường chuyên môn hóa và phân công lao động trên phạm vi quốc tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

+ Thúc đẩy các nước cải cách kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thể chế phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh.

+ Gia tăng các nguồn lực bên ngoài (vốn, lao động, công nghệ,…) cho phát triển kinh tế - xã hội.

+ Gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước.

- Tiêu cực:

+ Gây ra các vấn đề môi trường như phát thải khí nhà kính, ô nhiễm không khí, phá hủy các hệ sinh thái và đa dạng sinh học tại các nước.

+ Việc phân phối và tiêu dùng hàng hóa cũng tạo ra vấn đề lớn về rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa.

Câu 3: 

* Khái niệm: khu vực hóa kinh tế là quá trình liên kết và hợp tác kinh tế giữa các nước trong các khu vực trên thế giới trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu và lợi ích phát triển.

* Biểu hiện:

- Gia tăng số lượng và quy mô của các tổ chức khu vực trên thế giớ: thông qua việc kí kết ngày càng nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương nhằm bổ sung các nguồn lực và điều kiện phát triển giữa các thành viên để nâng cao vị thế trong khu vực.

- Hợp tác khu vực ngày càng đa dạng và phát triển: Liên kết kinh tế trong các khu vực ngày càng đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện và mục tiêu của các bên tham gia.

Câu 4: 

* Hệ quả:

- Tạo lập một thị trường sản xuất và tiêu dùng rộng lớn, thúc đẩy đầu tư và thương mại nội khối cũng như tăng cường hợp tác, nâng cao trình độ khoa học – công nghệ trong khu vực.

- Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia, tạo cơ hội việc làm, thu hút các nhà đầu tư.

- Hình thành các rào cản thương mại (thuế, tiêu chuẩn chất lượng,…) đối với những nước bên ngoài khu vực.

* Ý nghĩa:

- Các nước trong khu vực có thể dễ dàng liên kết với nhau và rút ngắn khoảng cách đạt được mục tiêu phát triển kinh tế.

- Hình thành một tổ chức khu vực giúp các nước giiar quyết các vấn đề chung của khu vực và nâng cao vị thế của khu vực so với các khu vực khác trên thế giưới.

- Làm tăng sức cạnh tranh của khu vực và khai thác được các lợi thế của các thành viên trong khu vực.

- Bổ sung cho toàn cầu hóa kinh tế và từng bước làm cho nền kinh tế trở thành một thể thống nhất.

Câu 5: 

 

Toàn cầu hóa kinh tế

Khu vực hóa kinh tế

Biểu hiện

- Các dòng hàng hóa – dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển. Trong quá trình toàn cầu hóa, các nước kí kết và tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương.

- Các giao dịch quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính tăng nhanh. Nhiều hình thức mới xuất hiện như thương mại điện tử, đầu tư phát triển bền vững,…

- Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu như: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB),…

- Các công ty đa quốc gia đóng vai trò quan trọng.

- Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng rộng rãi trong sản xuất kinh doanh như Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lí An toàn thực phẩm (ISO 22000), Tiêu chuẩn Quản lí môi trường (ISO 14001),…

- Gia tăng số lượng và quy mô của các tổ chức khu vực trên thế giớ: thông qua việc kí kết ngày càng nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương nhằm bổ sung các nguồn lực và điều kiện phát triển giữa các thành viên để nâng cao vị thế trong khu vực.

- Hợp tác khu vực ngày càng đa dạng và phát triển: Liên kết kinh tế trong các khu vực ngày càng đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện và mục tiêu của các bên tham gia.

Hệ quả

- Tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, qua đó lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.

- Tạo ra sự chuyển dịch các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, công nghệ và tri thức. Hình thành và phát triển các mạng lưới, chuỗi liên kết toàn cầu nhằm tận dụng tối đa lợi thế của các nước, các khu vực.

- Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

- Gia tăng sự phân hóa trình độ phát triển kinh tế và khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.

- Tạo lập một thị trường sản xuất và tiêu dùng rộng lớn, thúc đẩy đầu tư và thương mại nội khối cũng như tăng cường hợp tác, nâng cao trình độ khoa học – công nghệ trong khu vực.

- Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia, tạo cơ hội việc làm, thu hút các nhà đầu tư.

- Hình thành các rào cản thương mại (thuế, tiêu chuẩn chất lượng,…) đối với những nước bên ngoài khu vực.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác