Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 11 CTST bài 3: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Trình bày và phân tích những biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.
Câu 2: Trình bày hệ quả và phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.
Câu 3: Trình bày và phân tích những biểu hiện của khu vực hóa kinh tế.
Câu 4: Trình bày các kiểu liên kết kinh tế phổ biến hiện nay. Lấy ví dụ minh họa.
Câu 5: Trình bày hệ quả và phân tích ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.
Câu 1:
- Thương mại thế giới phát triển:
+ Tốc độ tăng trưởng của thương mại tăng nhanh và luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thé giới
+ Hoạt động thương mại trên thế giới ngày càng tự do hơn thông qua việc cắt giảm dần thuế quan; tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan; đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử.
+ Hợp tác thương mại song phương, đa phương ngày càng trở nên phổ biến.
+ Các tổ chức kinh tế, diễn đàn như Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Âu – Thái Bình Dương (APEC),… ngày càng đóng vai trò quan trọng thông qua việc xây dựng các hiệp định chung về thương mại giữa các nước thành viên nhằm thống nhất thị trường khu vực và thế giới.
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng:
+ Toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính được biểu hiện qua các nội dung cơ bản như:
Tự do hóa lãi suất
Tự do hóa tham gia hoạt động ngân hàng và các dịch vụ tài chính trên toàn thế giới, không phân biệt biên giới
Tự do hóa việc di chuyển của các luồng vốn quốc tế
+ Quá trình này dẫn đến hệ thống các nền tài chính quốc gia hội nhập và tác động lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ.
+ Các ngân hàng lớn của các quốc gia kết nối cùng nhau, tạo nên một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu.
- Tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia:
+ Số lượng các công ty đa quốc gia và chi nhánh không ngừng tăng lên, chiếm thị phần ngày càng lớn trong nền kinh tế thế giới.
+ Các công ty đa quốc gia có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực quan trọng như tài chính, công nghệ, dịch vụ và lao động
+ Hoạt động xuyên suốt giữa các công ty có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu.
+ Các công ty này có vai trò khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của các quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển.
- Gia tăng số lượng các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu:
+ Các tiêu chuẩn phổ biến như tiêu chuẩn quản lí chất lượng, quản lí môi trường, quản lí năng lượng, an toàn sức khỏe, tiêu chuẩn bảo mật công nghệ thông tin, tiêu chuẩn xây dựng,…
+ Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế góp phần thúc đẩy sự phát triển thương mại toàn cầu.
+ Trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển ngày càng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn để nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường quốc tế hiệu quả hơn.
Câu 2:
* Hệ quả:
- Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, phát triển sản xuất, tăng trưởng nhanh kinh tế toàn cầu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Tạo nhiều cơ hội giao lưu và học tập, tiếp thu những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại.
- Gia tăng sự phân hóa giàu-nghèo; việc giữ gìn bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống văn hóa cũng là một thách thức với nhiều quốc gia.
* Ảnh hưởng:
- Tích cực:
+ Mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho các nước, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức mà các nước phải vượt qua.
+ Gia tăng nguồn lực phát triển kinh tế của các nước, như vốn đầu tư, khoa học – công nghệ, thị trường,…
- Tiêu cực:
+ Đặt ra nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế của các nước như xây dựng thương hiệu sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp, hoàn thiện các thể chế để thích ứng với xu hướng hội nhập, nâng cao trình độ phát triển kinh tế.
+ Các vấn đề xã hội và môi trường như chênh lệch giàu nghèo, y tế, việc làm, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,… trở thành mối quan tâm chung của các quốc gia.
Câu 3:
* Biểu hiện:
- Nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực ở những cấp độ khác nhau đã được hình thành và ngày càng mở rộng, hướng đến đảm bảo cùng phát triển bền vững.
- Các kiểu liên kết kinh tế phổ biến là: Liên kết tam giác phát triển, liên kết khu vực, liên kết liên khu vực.
- Thế giới có khoảng 24 tổ chức liên kết kinh tế khu vực có quy mô lớn với những mức độ quan hệ khác nhau
- Trong các tổ chức liên kinh tế khu vực ngày càng có nhiều hiệp định về kinh tế, chính trị, môi trường,… được kí kết. Thương mại nội vùng giữa các quốc gia trong cùng khu vực ngày càng tăng.
Câu 4:
* Các kiểu liên kết kinh tế phổ biến:
- Liên kết tam giác phát triển: Tam giác tăng trưởng In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po; Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ giữa Bỉ - Đức – Hà Lan
- Liên kết khu vực: Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR),…
- Liên kết liên khu vực: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM),…
Câu 5:
* Hệ quả:
- Tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ giữa các quốc gia và giữa các khu vực với nhau.
- Đảm bảo lợi ích kinh tế của các nước thành viên trong các tổ chức khu vực.
- Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia, tạo lập những thị trường, khu vực rộng lớn và là nền tảng cho quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
- Đặt ra không ít vấn đề như tính tự chủ về kinh tế, vấn đề cạnh tranh giữa các khu vực,…
* Ý nghĩa:
- Đối với mỗi quốc gia, việc tham gia vào tổ chức khu vực góp phần tăng cường hợp tác, liên kết giữa các nước tăng vị thế, vai trò của mỗi quốc gia.
- Phát huy năng lực quốc gia trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức khu vực, thúc đẩy sự tham gia vào toàn cầu hóa thuận lợi hơn.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận