Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 11 CTST bài 10: Liên minh châu Âu
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Liên minh châu Âu được hình thành và phát triển như thế nào? Trình bày tóm tắt quy mô và mục tiêu của tổ chức này.
Câu 2: Kể tên ba trụ cột của EU theo Hiệp ước Ma-xtrich năm 1993, các cơ quan thể chế đầu não của Liên minh châu Âu và xác định thể chế hoạt động của tổ chức này.
Câu 3: Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới có điểm gì nổi bật? Trình bày những điểm nổi bật đó.
Câu 4: Em hiểu như thế nào về bốn mặt tự do lưu thông của EU?
Câu 5: Trình bày biểu hiện của hợp tác và liên kết trong EU với đồng tiền chung Ơ-rô
Câu 6: Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ ở khu vực Liên minh châu Âu được biểu hiện như thế nào?
Câu 1:
* Lịch sử hình thành:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ ở các nước Tây Âu.
- Năm 1967, Cộng đồng châu Âu bao gồm 6 thành viên ban đầu là: CHLB Đức, Pháp, I-ta-li-a, Hà Lan, Bỉ, Lúc-xăm-bua được thành lập từ sự hợp nhất của Cộng đồng Than và thép châu Âu, Cộng đồng Kinh tế châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.
- Năm 1993: Cộng đồng châu Âu chính thức đổi tên thành Liên minh châu Âu.
* Quy mô:
- Diện tích: 4,2 triệu km2 (2021).
- Số dân: 446,9 triệu người (2021)
- GDP: 17 088,6 tỉ USD (2021)
- Đến năm 2022, EU có 27 thành viên chính thức.
- Trụ sở EU được đặt tại thủ đô Brúc-xen (Brussels – Bỉ).
* Mục tiêu: Được thể hiện qua Hiệp ước Ma-xtrích, năm 1993 và được bổ sung trong Hiệp ước (Lisbon), năm 2009 với một số nội dung:
- Thúc đẩy tự do lưu thông (hàng hóa, con người, dịch vụ, vốn) giữa các thành viên nhằm hướng đến xây dựng một thị trường thống nhất.
- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các quốc gia thành viên về mọi mặt (kinh tế, pháp luật, an ninh, nội vụ,…).
- Duy trì, phát huy giá trị văn hóa và đảm bảo phúc lợi của công dân các nước thành viên.
- Duy trì hòa bình và đảm bảo an ninh cho các quốc gia thành viên và thế giới.
Câu 2:
* Ba trụ cột của EU theo Hiệp ước Ma-xtrich:
- Cộng đồng châu Âu:
+ Liên minh thuế quan
+ Thi trường nội địa
+ Liên minh kinh tế và tiền tệ
- Chính sách đối ngoại và an ninh:
+ Hợp tác trong chính sách đối ngoại
+ Phối hợp hành động để gìn giữ hòa bình
+ Chính sách an ninh của EU
- Hợp tác về tư pháp và nội vụ:
+ Chính sách nhập cư
+ Đấu tranh chống tội phạm
+ Hợp tác về cảnh sát và tư pháp
* Các cơ quan thể chế đầu não của Liên minh châu Âu:
- Hiện nay, nhiều vấn đề kinh tế và chính trị của các quốc gia thành viên do các cơ quan đầu não của EU quyết định.
- Các cơ quan đầu não của EU bao gồm: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban Liên minh châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng EU, Toà Kiểm toán châu Âu, Tòa án Công lí EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Câu 3:
EU có vị thế quan trọng trong nền kinh tế thế giới được thể hiện thông qua hoạt động kinh tế và thương mại:
* EU là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:
- Thành công trong việc tạo ra thị trường chung; đảm bảo sự tự do lưu thông hàng hoá, con người, dịch vụ, tiền vốn của các nước thành viên và sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô đã giúp kinh tế EU phát triển nhanh chóng.
- Hiện nay, EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:
+ Quy mô GDP: đạt 17088,6 tỉ USD (đứng thứ ba trên thế giới), chiếm 17,8% GDP toàn cầu (năm 2021).
+ Tỉ trọng trị giá xuất khẩu: EU đứng đầu thế giới, chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu của thế giới (năm 2021).
+ EU đứng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực sản xuất, như: sản xuất ô tô; công nghiệp hàng không vũ trụ, điện tử - tin học, hoá chất,..
+ Thương mại: chiếm khoảng 15% giá trị thương mại hàng hoá của thế giới.
- Đa số các quốc gia thành viên EU có nền kinh tế phát triển: CHLB Đức, Pháp và I-ta-li-a là ba nền kinh tế lớn nhất EU và thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).
* EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới:
- Hoạt động thương mại nội khối diễn ra mạnh mẽ do EU tập trung loại bỏ các rào cản thuế quan và thực hiện thị trường chung thống nhất giữa các quốc gia thành viên.
- Hoạt động ngoại thương:
+ Được đẩy mạnh thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu. Năm 2021, EU đang dẫn đầu thế giới về hoạt động thương mại, chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu và chiếm 29,6% trị giá nhập khẩu của thế giới.
+ Các bạn hàng lớn của EU: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, ASEAN,... EU cũng là bạn hàng lớn của một số nước đang phát triển và dành các ưu đãi về thương mại cho một số nước ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.
+ Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu: máy móc, thiết bị, dược phẩm, xe có động cơ, sản phẩm hoá chất, máy tính, điện tử và sản phẩm quang học,...
+ Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: máy tính, sản phẩm điện tử và quang học, dầu thô và khí tự nhiên, hoá chất và sản phẩm hoá học,...
+ EU ủng hộ chính sách tự do thương mại trên toàn cầu. Tuy nhiên, EU cũng thực hiện nhiều chính sách tăng cường phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất và thị trường nội khối.
Câu 4:
* Năm 1993: EU đã thiết lập một thị trường chung với bốn mặt tự do lưu thông (hàng hoá, con người, dịch vụ và tiền vốn) nhằm xóa bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế, thực hiện chung một chính sách thương mại với các nước ngoài EU, tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU so với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
* Bốn mặt tự do lưu thông:
- Tự do di chuyển: quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc được đảm bảo.
- Tự do lưu thông dịch vụ: tự do đối với các dịch vụ như dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch,…
- Tự do lưu thông hàng hóa: tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường chung châu Âu các sản phẩm sản xuất hợp pháp mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
- Tự do lưu thông tiền vốn:
+ Các hạn chế đối với giao dịch, thanh toán được bãi bỏ.
+ Các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản ngân hàng trong nội khối.
Câu 5:
- Năm 1999: Đồng Ơ-rô chính thức được đưa vào lưu hành, là kết quả của sự nhất thể hóa EU.
- Việc đưa vào sử dụng đồng Ơ-rô có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu, xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ và tạo thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh.
- Năm 2022: 19 quốc gia thành viên EU sử dụng đồng tiền Ơ-rô.
- Hiện nay: Ơ-rô là đồng tiền có số lượng dự trữ lớn, mang ý nghĩa thương mại và là một trong những đồng tiền có ảnh hưởng quan trọng đối với thế giới.
Câu 6:
Các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ được các nước EU chú trọng hợp tác:
- Trong lĩnh vực công nghiệp: nhiều ngành sản xuất công nghiệp quan trọng của EU được hợp tác từ các quốc gia thành viên, như: công nghiệp hàng không vũ trụ, sản xuất ô tô, điện tử - tin học,...
- Trong lĩnh vực nông nghiệp: các quốc gia thành viên EU tăng cường sự hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực chung và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Trong lĩnh vực dịch vụ vận tải: hệ thống giao thông vận tải ở các quốc gia thành viên EU được kết nối thông suốt và hiện đại, giúp việc di chuyển nhanh và an toàn hơn, đồng thời thúc đẩy các giải pháp các kĩ thuật số và phát triển bền vững.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận