Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối bài 5: Nhân giống vật nuôi

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1. Em hãy cho biết một số ví dụ về hình thức nhân giống thuần chủng và lai tạo giống.

Câu 2: Em hãy cho biết hình thức lai xa là gì? Nêu một số ví dụ về hình thức lai xa.

Câu 3: Phương pháp nhân  giống thuần chủng và lai giống thường được áp dụng cho những đối tượng vật nuôi nào?

Câu 4: Cho biết sự khác nhau giữa lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp.

Câu 5: Em hãy mô tả phương pháp lai cải tạo.


Câu 1. 

Một số ví dụ về hình thức nhân giống thuần chủng:

  • Lợn đực Landrace lai với lợn cái Landrace
  • Gà trống Ri thuần chủng lai với gà mái Ri thuần chủng
  • Trâu đực Murahh lai với trâu cái Murahh
  • Lợn đực Móng cái và lợn nái Móng Cái

Một số ví dụ về hình thức lai tạo giống:

  • Bò đực Hônseten Hà Lan + bò cái Vàng => F1 cho lượng sữa cao hơn; phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng Việt Nam.
  • Ngựa cái + lừa đực => F1 là con la có sức chịu đựng khó khăn vượt trội hơn hẳn.

Câu 2: 

Khái niệm: Lai xa là phương pháp cho các cá thể đực và cá thể cái thuộc hai loại khác nhau giao phối với nhau để tạo được con lai có ưu thế lai. Do có sự đặc biệt về nhiễm sắc giữa hai loài khởi đầu nên con lai bất thụ (không có khả năng sinh sản).

Ví dụ:

+ Hình thức lai xa giữa ngựa cái và lừa đực tạo ra con lai F1 là con la, có khả năng chống chọi lại với khó khăn, vất vả hơn hẳn cả lừa và ngựa.

+ Lai giữa chó săn vịt (Poodle) và chó tha mồi (Labrador Retriever)

Câu 2: Em hãy cho biết hình thức lai xa là gì? Nêu một số ví dụ về hình thức lai xa.

Giống chó "Labradoodle" là F1 giữa chó Poodle với chó Labrador Retriever

Câu 3: 

+ Phương pháp nhân giống thuần chủng thường được áp dụng cho các đối tượng vật nuôi quý hiếm cần được bảo tồn, các giống nhằm để khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội, phát triển về số lượng đối với các giống nhập nội và củng cố được các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành.

+ Phương pháp lai giống được áp dụng với các đối tượng vật nuôi nhằm mục đích bổ sung các tính trạng tốt có ở các gống khác nhau và khai thác được ưu thế lai ở đời con.

Câu 4: 

Lai kinh tế đơn giản: là hình thức lai chỉ có 2 giống tham gia, thế hệ F, đều dùng để nuôi thương phẩm, không dùng làm giống.

Ví dụ: Lai giữ gà trống Lương Phượng với gà mái Ri, vịt trống Anh Đào với vịt mái Cỏ.

Lai kinh tế phức tạp: là hình thức lai trong đó có từ 3 giống trở lên tham gia, tất cả các con lai đều dùng để nuôi thương phẩm, không sử dụng làm giống.

Ví dụ: Lợn đực Yorkshire cho phối giống với lợn nái Móng Cái tạo ra con lai F, sau đó cho con cái F, lai với con đực Landrace tạo ra con lai F2.

Sự khác nhau:

Lai kinh tế đơn giản

Lai kinh tế phức tạp

Chỉ có 2 giống tham gia

Có từ 3 giống tham gia

Thế hệ F1 dùng để nuôi thương phẩm, không dùng làm giống

Tất cả các con lai đều để nuôi thương phẩm, không dùng làm giống.

 

 

Câu 5: 

+ Khái niệm: Lai cải tạo là phương pháp dùng một giống (giống đã cải tạo) thường là giống cao sản để cải tạo một cách cơ bản một giống khác (giống cần cải tạo) khi giống này không đáp ứng được các nhu cầu của sản xuất.

+ Đối tượng: Phương pháp này thường được áp dụng để cải tạo các giống địa phương có tầm vóc nhỏ, khả năng, năng suất thấp.

+ Sản phẩm: Giống mới được tạo ra về cơ bản mang các đặc tính tốt về khả năng sản xuất của giống cao sản nhưng vẫn giữ được các đặc tính tốt về khả năng thích nghi, chịu đựng kham khổ, chống chịu bệnh tật của giống địa phương.

+ Ví dụ: Bò Vàng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện địa phương nhưng tầm vóc và khối lượng nhỏ, lượng sữa ít, không thể nuôi để làm sản phẩm hàng hóa rộng rãi

Cần được cải tạo:

+ Cải tạo theo hướng thu sữa: lai giống giữa bò Holstein Friesian + bò Vàng.

+ Cải tạo theo hướng thu thịt: lai giống bò giữa bò Red Sindhi + bò Vàng.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác