Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 11 kết nối bài 8: Nữ phóng viên đầu tiên (Trần Nhật Vy)

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Văn bản “Nữ phóng viên đầu tiên” cung cấp những thông tin nào về cuộc đời và sự nghiệp của Manh Manh nữ sĩ?

Câu 2: Tác giả đã nhắc đến những hoạt động nào của Manh Manh nữ sĩ trong văn bản “Nữ phóng viên đầu tiên”?

Câu 3: Chủ đề diễn thuyết của Manh Manh nữ sĩ được nhắc đến trong văn bản “Nữ phóng viên đầu tiên” là gì?

Câu 4: Ngoại hình của Manh Manh nữ sĩ được miêu tả như thế nào?


Câu 1: 

- Manh Manh nữ sĩ tên thật là Nguyễn Thị Kiêm (1914 – 2005), con ông tri huyện Nguyễn Đình Trị, quê ở quán Gò Công.

- Bà học trường Trung học Nữ sinh bản xứ đến tú tào rồi bước vào nghề báo. Ban đầu bà chỉ là phóng viên thường, viết các mục nhỏ với bút hiệu YM, Nguyễn Văn MYM. Sau khi Phan Khô đăng bài thơ Tình già (Phụ nữ Tân văn, số 122, ngày 10/2/1932) thì tên tuổi bà sáng lên qua bút danh Nguyễn Thị Manh Manh hoặc tên thật khi ủng hộ Thơ mới và cổ vũ cho nữ quyền.

- Bà Kiêm xuất hiện trong thời kì này khi mới có mười bảy tuổi, mạnh mẽ ủng hộ Thơ mới, nổi tiếng với những cuộc diễn thuyết, những bài viết về bình đẳng giới và Thơ mới. Bà đi diễn thuyết ở Huế, Hà Nội, Hải Phòng,…

 

Câu 2:

Phóng viên, viết báo, diễn thuyết, làm thơ.

 

Câu 3: 

Chủ đề diễn thuyết của Manh Manh nữ sĩ là về Thơ mới và nữ quyền.

 

Câu 4:

Người thấp lùn, bộ tướng núc ních, mặt má miếng bầu , môi nhọn như mỏ chim, đôi mắt sáng ngời, thông minh, ăn nói mau lẹ, gọn gàng, duyên dáng. Đó là nhận xét của nhà báo Ngọa Long.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác