Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết KHTN 8 KNTT bài 31: Hệ vận động ở người

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Nêu cấu tạo hệ vận động.

Câu 2: Nêu chức năng của hệ vận động.

Câu 3: Hãy nêu nguyên nhân của hai bệnh liên quan đến hệ vận động là: tật cong vẹo cột sống và loãng xương.

Câu 4: Tật cong vẹo cột sống là gì?

Câu 5: Hãy nêu các biện pháp phòng tránh tật cong vẹo cột sống và bệnh loãng xương.

Câu 6: Hãy trình bày các bước tiến hành sơ cứu gãy xương cẳng tay.

Câu 7: Hãy trình bày các bước tiến hành sơ cứu gãy xương chân

Câu 8: Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì với chức năng của xương


Câu 1: 

  • Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm xương và hệ cơ.

- Hệ xương.

+ Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ và chất khoáng.

+ Bộ xương người trưởng thành có khoảng 206 xương được chia thành 3 phần: xương đầu, xương thân, xương chi (xương tay, xương chân)

+ Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương

- Hệ cơ

+ Ở người có khoảng 600 cơ

+ Cơ bám vào xương nhờ các mô liên kết như dây chằng, gân.

Câu 2: 

- Chức năng

+ Bộ xương: giúp cơ thể có hình dạng nhất định và bảo vệ cơ thể; giúp cơ thể di chuyển và vận động.

+ Khớp xương: tạo kết nối đòn bẩy tăng khả năng chịu tải cao khi vận động.

+ Chất khoáng và chất hưu cơ trong xương giúp cơ thể vận động linh hoạt và chắc chắn.

Câu 3:

- Nguyên nhân của tật cong vẹo cột sống: tư thế hoạt động không đúng trong một thời gian dài, mang vác vật năng thường xuyên, do tai nạn hay còi xương.

- Nguyên nhân của bệnh loãng xương: cơ thể thiếu calcium và phosphorus khiến thiếu nguyên liệu kiến tạo xương làm mật độ chất khoáng trong xương thưa dần.

Câu 4:

- Tật cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống không giữ được trạng thái bình thường, các đốt sống bị xoay lệch về một bên, cong quá mức về phía trước hoặc phía sau.

Câu 5: 

- Biện pháp phòng tránh tật cong vẹo cột sống:

+ Học tập, làm việc đúng tư thế

+ Hạn chế mang vác các vật nặng.

+ Bổ sung calcium và phosphorus bằng các thức ăn hoặc thực phẩm chức năng

+ Tắm nắng để bổ sung vitamin D

- Biện pháp phòng tránh loãng xương:

+ Tập thể dục thường xuyên

+ Chế độ ăn giàu vitamin D và calcium

+ Tắm nắng

Câu 6:

- Các bước tiến hành sơ cứu gãy xương cẳng tay

+ Bước 1: Đặt tay bị hãy vào sát nạn nhân.

+ Bước 2: Đặt hai nẹp vào hai phía của cẳng tay, nẹp dài từ khuỷu tay tới cổ tay, đồng thời lót bông gạc y tế hoặc miếng vải sạch vào phía trong nẹp.

+ Bước 3: Dùng dây vải rộng bản/ băng y tế buộc cố định nẹp.

+ Bước 4: Dùng khăn vải làm dây đeo vào cổ để đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay.

Câu 7:

- Các bước tiến hành sơ cứu gãy xương chân:

+ Bước 1: Đạt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân.

+ Bước 2: Dùng hai nẹp đặt phía trong và ngoài của chân bị gãy, đồng thời lót bông hoặc miếng vải sạch ở vị trí tiếp giáp giữa chân và nẹp

+ Bước 3: Dùng dây vải bản rộng/ băng y tế buộc cố định hai nẹp với nhau ở các vị trí trên và dưới vùng gãy để có định chỗ chân bị gãy.

Câu 8:

- Thành phần hữu cơ là chất kết dinh và đảm bảo tính đàn hồi của xương.

- Thành phần vô cơ: calium và phosphorus làm tăng độ cứng của xương. Nhờ vậy mà xương vững chắc, là trụ cột của cơ thể.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác