Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết KHTN 6 KNTT bài 11: Oxygen. Không khí

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Nêu tính chất vật lí của oxygen. 

Câu 2: Oxygen quan trọng như thế nào? 

Câu 3: Nêu các thành phần có trong không khí. 

Câu 4: Không khí có vai trò gì? 

Câu 5: Ô nhiễm không khí là gì? 

Câu 6: Nêu nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí.  

Câu 7: Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không khí. 


Câu 1:

  • Ở điều kiện thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.
  • Oxygen hoá lỏng ở –183°C, hoá rắn ở –218°C. Ở thể lỏng và rắn, oxygen có màu xanh nhạt.

Câu 2: 

Thông thường, ở đâu có oxygen thì ở đó có sự sống. Oxygen không chỉ cần thiết cho quá trình hô hấp của động vật, thực vật trên Trái Đất, mà còn không thể thiếu cho quá trình đốt cháy nhiên liệu để thắp sáng, cung cấp nhiệt,... Nếu không có oxygen thì sự cháy không thể xảy ra.

Câu 3: 

Thành phần có trong không khí: nitơ (78,1%) và oxy (20,9%), với một lượng nhỏ argon (0,9%), carbon dioxide (khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác.

Câu 4: 

  • Sự luân chuyển không khí giúp điều hoà khí hậu, khiến bề mặt Trái Đất không quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, không khí còn có tác dụng bảo vệ Trái Đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ, do khi cọ xát với không khí, các thiên thạch bốc cháy hoặc bay hơi gần hết.
  • Oxygen trong không khí cần cho sự hô hấp của động vật, thực vật, đốt cháy nhiên liệu.
  • Khi mưa dông có sấm sét, nitrogen trong không khí được chuyển hoá thành chất có chứa nitrogen có lợi cho cây cối (dạng phân bón tự nhiên).
  • Carbon dioxide cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh.

Câu 5: 

Khi thành phần không khí bị thay đổi như lượng oxygen giảm, lượng carbon dioxide tăng, xuất hiện các khí độc hại, khói, bụi, ta nói không khí bị ô nhiễm.

Câu 6: 

  • Sự ô nhiễm không khí có nguyên nhân từ tự nhiên và từ hoạt động của con người: núi lửa, cháy rừng, rác thải, khí thải,...
  • Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng đời sống con người. Ví dụ, khi lượng khí carbon dioxide tăng lên sẽ làm Trái Đất ấm lên, băng ở hai địa cực tan ra làm nước biển dâng,... Bụi, khói và các khí độc gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người đặc biệt là bệnh về đường hô hấp, gây ra mưa acid làm phá huỷ các công trình xây dựng, giảm chất lượng đất, giảm khả năng quang hợp của cây....

Câu 7:

Để giữ bầu khí quyển trong lành, mỗi cộng đồng, mỗi cá nhân cần hành động mạnh mẽ để bảo vệ môi trường sống. Các quốc gia nỗ lực cùng nhau thực hiện các giải pháp như:

  • Tìm nguồn năng lượng sạch.
  • Hướng dẫn người dân sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm.
  • Đề ra những quy định nghiêm ngặt về xử lí khí thải, chất thải độc hại,....
  • Bảo vệ và trồng cây xanh.

Từng hành động nhỏ của mỗi con người trong cộng đồng cũng góp phần làm giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều