Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối bài 21: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi do những nguyên nhân nào gây ra?    

Câu 2: Hãy nêu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.  

Câu 3: Hãy nêu một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Câu 4: Em hãy cho biết mật độ nuôi và diện tích chuồng không hợp lí có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường chăn nuôi?    

Câu 5: Chuồng nuôi, trang trại khi xây dựng cần đảm bảo các yếu tố nào để đáp ứng được các nhu cầu về bảo vệ môi trường?  


Câu 1: 

Môi trường trong chăn nuôi bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân, như: chất thải rắn, chất thải lỏng, xác gia súc, gia cầm chết không được tiêu hủy đúng kỹ thuật và quy trình... Các chất thải này được thải trực tiếp ra ngoài môi trường nếu không qua xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn đất, nguồn nước, không khí.

Câu 2: 

- Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người và vật nuôi.

- Trong chất thải chăn nuôi và xác vật nuôi có chứa các vi sinh vật gây hại làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh, làm tăng các chi phí phòng, trị bệnh và giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

- Trong chất thải chăn nuôi có chứa các ion kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí, ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước, làm mất cân bằng sinh thái.

Câu 3: 

Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:

  • Quy hoạch, xây dựng chuồng, trại.
  • Xây dựng hệ thống hầm biogas.
  • Ủ phân bằng phương pháp sinh học cùng với việc che phủ kín.
  • Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh.
  • Sử dụng Zeolit, dung dịch điện hoạt hóa Anolit, các chế phẩm sinh học (EM)
  • Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái

Câu 4:

Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và sức đề kháng bệnh của vật nuôi, song hầu như ít được nông dân tuân thủ nên đã làm cho môi trường chuồng trại kém thông thoáng, dễ phát sinh dịch bệnh và khả năng lây nhiễm bệnh cao. Đối với từng loại gia súc, gia cầm đều có những khuyến cáo quy định về mật độ chăn nuôi và diện tích tối thiểu để đảm bảo cho sản xuất đạt hiệu quả tối ưu. Đối với đại gia súc mật độ nuôi bà con nên đảm bảo từ 3 -5m2/con, tiểu gia súc từ 0,5 -2m2/con, gia cầm 9-10con/m2 đối với gà thịt và 4-5con/m2 đối với gà giống.

Câu 5: 

Yêu cầu về chuồng nuôi: cách xa khu dân cư, có tường bao ngăn cách để giảm thiểu các tác động đến môi trường xung quanh, chuồng nuôi phải được kết hợp các biện pháp xử lí trước khi xả thải ra môi trường.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác