Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về các công trình kiến trúc Đông Nam Á và phân loại theo 3 dòng: kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo, kiến trúc cung đình
VẬN DỤNG
Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về các công trình kiến trúc Đông Nam Á và phân loại theo 3 dòng: kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo, kiến trúc cung đình
Tư liệu về các công trình kiến trúc Đông Nam Á và phân loại theo 3 dòng: kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo, kiến trúc cung đình:
Kiến trúc dân gian: Đối với khu vực Đông Nam Á, nhà sàn được coi là một ngôi nhà truyền thống đặc trưng của khu vực này. Nhà sàn là kiểu nhà được dựng trên các cột phía trên mặt đất hay nước. Ngôi nhà sàn được xây dựng lên xung quanh và gần nhau, như một cấu trúc xương của một trụ. Chất liệu chủ yếu là dầm gỗ cứng nhiệt đới, gỗ cứng trung bình thường sử dụng làm ván sàn, bè, trên mái, cửa sổ, mái nhà được làm bằng các lớp lá cọ, các bức tường làm bằng tre đan. Singapore là đất nước của sư tử biển với những truyền thống thừa hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa với những ngôi nhà xây dựng từ gỗ để tạo nên vẻ sang trọng và hoàn hảo. Cho đến ngày nay thì các nước trong khu vực Đông Nam Á vẫn còn sử dụng nhà sàn truyền thống khá phổ biến. Còn đối với Singapore thì nhà sàn không còn được sử dụng phổ biến nữa.
Kiến trúc tôn giáo: Khởi đầu từ nền văn hóa Ấn Độ, rất nhiều chùa tháp tôn thờ Phật đã được xây dựng với lối kiến trúc rất công phu và có tính nghệ thuật thẩm mỹ đặc sắc. Tất cả những kiến trúc Phật giáo đều thể hiện lời kinh Phật dạy theo tinh thần Nam truyền và Bắc truyền Phật giáo, qua đó luôn phảng phất hình ảnh thánh thiện của Đức Phật và cuộc đời phạm hạnh vô ngã vị tha của Ngài cũng như các vị Bồ tát, các vị Thánh Tăng, hay chư Thiên. Và chính lực ảnh hưởng cao thượng này đã tưới tẩm nền văn hóa nhân loại nói chung, cũng như văn hóa Việt Nam , giúp cho con người thuần hòa theo tinh thần từ bi vô ngã vị tha của Đức Phật.
Kiến trúc cung đình:Kiến trúc cung điện - dinh thự là kiến trúc tiêu biểu và điển hình của các triều đại phong kiến ĐNA. Loại hình kiến trúc này huy động tập trung được cao độ vật tư và tài lực của cả nước hoặc một địa phương, thể hiện sự giàu có và quyền lực trong từng giai đoạn của từng hoàng đế trị vì. Có thể nói đây là loại hình kiến trúc phong kiến quy mô nhất trong các loại hình kiến trúc thời phong kiến, mà di sản còn được gìn giữ lại cho đến ngày nay.
Bình luận