Hoạt động kinh tế của các dân tộc Việt Nam diễn ra như thế nào?
Câu 2: Hoạt động kinh tế của các dân tộc Việt Nam diễn ra như thế nào?
Nông nghiệp:
Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu của các cộng đồng dân tộc Việt Nam là trồng trọt, chăn nuôi nhưng có sự khác nhau về hình thức giữa đồng bằng và miền núi.
Người Kinh tập trung ở chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và duyên hải, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã được hình thành và phát triển từ rất sớm. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản cũng là những hoạt động kinh tế phổ biến.
Các dân tộc thiểu số phần lớn phân bố ở miền núi, trung du, cao nguyên. Hiện nay, họ đã chuyển sang hình thức canh tác định canh, trồng nhiều loại cây như lúa, ngô, khoai xen canh rau, lạc, vừng,...
Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
Người Kinh phát triển các nghề thủ công như gốm, dệt, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy từ rất sớm. Một số nghề đã đạt đến trình độ cao, nhiều làng nghề thủ công có truyền thống từ lâu đời và nổi tiếng trong cả nước như làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt chiếu Long Định (Đồng Tháp),...
Ở vùng Tây Bắc ngoài nông nghiệp, người dân còn dệt thổ cẩm, dệt lanh, chế tạo đồ trang sức,...Các dân tộc Tây Nguyên phát triển dệt thổ cẩm, mây tre đan, điêu khắc tượng,...Ở vùng Tây Nam Bộ, các dân tộc Khơ-me, Chăm giỏi nghề dệt lụa, dệt chiếu, làm gốm.
Bình luận