Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 11 Cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 giữa học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Năm 1402, Hồ Quý Ly đã cho thực hiện chính sách nào dưới đây?

  • A. Ban hành tiền giấy “thông bảo hội sao”.
  • B. Chính sách hạn nô; kiểm soát hộ tịch trên cả nước.
  • C. Đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư.
  • D. Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.

Câu 2: Năm 1402, nhà Hồ thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước, cải cách thuế đinh và tô ruộng với nội dung như thế nào?

  • A. Thuế đinh chỉ thu đối với người có ruộng, người ít ruộng nộp thuế nhẹ đi, người không có ruộng và hạng cô quả không phải nộp thuế.
  • B. Thuế đinh chỉ thu đối với người có ruộng, người ít ruộng nộp thuế tăng lên, người không có ruộng và hạng cô quả phải nộp thuế.
  • C. Thuế đinh chỉ thu đối với người ít ruộng, người không có ruộng và hạng cô quả không phải nộp thuế.
  • D. Thuế đinh chỉ thu đối với người ít ruộng, người có ruộng nộp thuế nhẹ đi, người không có ruộng và hạng cô quả không phải nộp thuế.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách cải cách trên lĩnh vực kinh tế của Hồ Quý Ly?

  • A. Ban hành chính sách hạn nô.
  • B. Ban hành chính sách hạn điền.
  • C. Phát hành tiền “Thái Bình hưng bảo”.
  • D. Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đóng góp của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc Việt Nam?

  • A. Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước ròng rã hơn 250 năm.
  • B. Thống nhất đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
  • C. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.
  • D. Đánh bại quân Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập của đất nước.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bài học lịch sử rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

  • A. Chú trọng việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
  • B. Luôn nhân nhượng kẻ thù xâm lược để giữ môi trường hòa bình.
  • C. Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện “toàn dân đánh giặc”.
  • D. Phát động khẩu hiệu đấu tranh phù hợp để tập hợp lực lượng.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)?

  • A. Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên với Nhật Bản.
  • B. Đập tan tham vọng xâm lược của quân Mông - Nguyên.
  • C. Buộc nhà Nguyên phải kiêng nể, thần phục đối với Đại Việt.
  • D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

Câu 7: Yếu tố tự nhiên nào đã được Trần Quốc Tuấn khai thác triệt để trong trận quyết chiến với quân Nguyên tại cửa biển Bạch Đằng (năm 1288)?

  • A. Sự lên xuống của con nước thủy triều.
  • B. Mưa nhiều, mực nước sông dâng cao.
  • C. Khí hậu khô, nắng nóng gay gắt.
  • D. Gió phơn Tây Nam khô nóng.

Câu 8: Sự lên, xuống của con nước thủy triều là yếu tố tự nhiên được Trần Quốc Tuấn khai thác triệt để trong trận Bạch Đằng năm 1288. Ông đã dựa vào yếu tố này để làm gì?

  • A. Xây dựng bờ kè
  • B. Xây dựng trận địa cọc ngầm, dụ địch vào trận địa để tiêu diệt.
  • C. Tiêu diệt địch
  • D. Chăng dây dưới đá ngầm

Câu 9: Trận Rạch Gầm - Xoài Mút của quân Tây Sơn đã

  • A. giành thắng lợi, đánh tan cuộc tấn công xâm lược của quân Xiêm.
  • B. giành thắng lợi, đánh tan cuộc tấn công xâm lược của quân Thanh.
  • C. thất bại nặng nề, Đại Việt rơi vào ách thống trị, đô hộ của nhà Xiêm.
  • D. thất bại nặng nề, Đại Việt rơi vào ách thống trị, đô hộ của nhà Thanh.

Câu 10: Trong cuộc chiến đấu với quân Xiêm (1785), cách đánh của quân Tây Sơn có điểm gì độc đáo?

  • A. Tấn công trước để chặn thế mạnh của địch.
  • B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
  • C. Nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục.
  • D. Triệt để thực hiện kế sách “công tâm”.

Câu 11: Trận Rạch Gầm - Xoài Mút diễn ra vào thời gian nào?

  • A. 1/12/1765
  • B. 19/1/1785
  • C. 19/6/1785
  • D. 29/1/1785

Câu 12: Nhà Thanh dựa vào duyên cớ vào để tiến quân xâm lược Đại Việt vào năm 1788?

  • A. Chính quyền Lê - Trịnh lấn chiếm lãnh thổ của nhà Thanh.
  • B. Quân Tây Sơn quấy nhiễu, xâm phạm lãnh thổ của Mãn Thanh.
  • C. Nguyễn Ánh cầu cứu nhà Thanh để chống lại quân Tây Sơn.
  • D. Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh để chống lại quân Tây Sơn.

Câu 13: Vua Càn Long đã cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào xâm lược Đại Việt vào thời gian nào?

  • A. Cuối năm 1765
  • B. Cuối năm 1788
  • C. Cuối năm 1789
  • D. Đầu năm 1788

Câu 13: Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

  • A. Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược.
  • B. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.
  • C. Quân giặc không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt.
  • D. Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.

Câu 14:  Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

  • A. Các cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa.
  • B. Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt.
  • C. Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược.
  • D. Sự lãnh đạo của các tướng lĩnh mưu lược, tài giỏi.

Câu 15: Năm 179 TCN, Triệu Đà đem quân tấn công Âu Lạc. Cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc đã

  • A. thất bại, Âu Lạc rơi vào ách thống trị của Nam Việt.
  • B. thắng lợi, bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc.
  • C. thắng lợi, đập tan dã tâm xâm lược của quân Nam Việt.
  • D. thất bại, Âu Lạc tuy độc lập nhưng lệ thuộc vào Nam Việt.

Câu 16: Nhà Minh lấy cớ gì để đem quân sang xâm lược Đại Ngu?

  • A. Nhà Hồ cho quân xâm lấn lãnh thổ nhà Minh.
  • B. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần.
  • C. Nhà Hồ không sử sứ giả sang xin sắc phong.
  • D. Nhà Hồ không thần phục, cống nạp nhà Minh.

Câu 17: Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam tại mặt trận Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1859) đã

  • A. buộc Pháp phải chuyển sang thực hiện “chinh phục từng gói nhỏ”.
  • B. khiến Pháp thiệt hại nặng nề và từ bỏ tham vọng xâm lược Việt Nam.
  • C. bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
  • D. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Câu 18: Nội dung nào sau đây là cải cách trên lĩnh vực kinh tế - tài chính của Hồ Quý Ly?

  • A. Ban hành tiền giấy có tên là “Thái Bình hưng bảo”.
  • B. “Bế quan tỏa cảng” không giao thương với bất kì nước nào.
  • C. Quy định số lượng ruộng đất và nô tì của quan lại, quý tộc.
  • D. Khuyến khích quý tộc mộ dân đi khai hoang để lập điền trang.

Câu 19: Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô nhằm mục đích gì?

  • A. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
  • B. Thúc đẩy thủ công nghiệp và thương nghiệp.
  • C. Chia ruộng đất công cho nông dân nghèo.
  • D. Hạn chế thế lực của quý tộc Trần.

Câu 20: Chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly được hiểu là việc

  • A. khuyến khích nhân dân đi khai hoang lập ấp.
  • B. cho phép quý tộc lập các điền trang rộng lớn.
  • C. hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn của tư nhân.
  • D. cho phép vương hầu, quý tộc mộ dân đi khai hoang.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác