Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 11 Cánh diều cuối học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 cuối học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Dưới thời vua Lê Thánh Tông, hệ tư tưởng giữ vai trò độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội là

  • A. Nho giáo
  •  B. Đạo giáo.
  • C. Phật giáo.
  • D. Hồi giáo.

Câu 2: Sau cải cách của vua Minh Mạng, hệ thống hành chính của Đại Nam được phân cấp theo mô hình từ trên xuống, gồm:

  • A. đạo thừa tuyên → phủ → châu/ huyện → xã.
  • B. tỉnh → phủ → huyện/châu → tổng → xã.
  • C. xã → tổng → châu/ huyện → phủ → tỉnh.
  • D. phủ → tỉnh → huyện/ châu → hương → x

Câu 3: Sau cải cách của vua Minh Mạng, cơ quan quản lí cấp tỉnh gồm hai ty là:

  • A. Đô tổng binh sứ và Hiến sát sứ.
  • B. Đô tổng binh sứ và Thừa chính sứ.
  • C. Thừa chính sứ và Hiến sát sứ.
  • D. Bố chánh sứ ty và Án sát sứ ty.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự đa dạng, phong phú về tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông?

  • A. Giàu tiềm năng phát triển du lịch do có nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp.
  • B. Tài nguyên sinh vật đa dạng với hàng trăm loài động vật, thực vật.
  • C. Có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng thủy triều, gió,…
  • D. Biển Đông là bồn trũng duy nhất trên thế giới có chứa dầu khí.

Câu 5: Năm 1279, nhà Nguyên đã chiếm được toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và ráo riết chuẩn bị lực lượng để xâm lược Đại Việt. Trước tình hình đó, nhà Trần đã

  • A. cho quân tấn công sang đất nhà Nguyên để chặn trước thế mạnh của giặc.
  • B. chủ động xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để chặn giặc.
  • C. triệu tập hội nghị Bình Than và Diên Hồng để bàn kế sách đánh giặc.
  • D. xây dựng nhiều thành lũy kiên cố, như: thành Đa Bang, thành Tây Đô,…

Câu 6: Yếu tố tự nhiên nào đã được Trần Quốc Tuấn khai thác triệt để trong trận quyết chiến với quân Nguyên tại cửa biển Bạch Đằng (năm 1288)?

  • A. Khí hậu khô, nắng nóng gay gắt.
  • B. Mưa nhiều, mực nước sông dâng cao.
  • C. Sự lên xuống của con nước thủy triều.
  • D. Gió phơn Tây Nam khô nóng.

Câu 7: Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng

  • A. 3,5 triệu Km2.
  • B. 2,5 triệu Km2.
  • C. 1,5 triệu Km2.
  • D. 1 triệu Km2.

Câu 8:  Để ngăn chặn tình trạng quan lại cấu kết bè pháo ở địa phương, vua Minh Mệnh đã ban hành nhiều lệnh, dụ quy định về

  • A. chế độ quân điền.
  • B. chế độ lộc điền.
  • C. chế độ bổng lộc.
  • D. chế độ hồi tỵ.

Câu 9: Cuộc cải cách của vua Minh Mạng là một cuộc cải cách khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó, trọng tâm là cải cách trên lĩnh vực

  • A. kinh tế.
  • B. hành chính.
  • C. văn hóa.
  • D. giáo dục.

 Câu 10: Năm 1838, vua Minh Mạng đổi tên quốc hiệu từ Việt Nam thành

  • A. Nam Việt.
  • B. Đại Việt.
  • C. An Nam.
  • D. Đại Nam.

Câu 11: Những cơ quan trung ương mới được thành lập sau cải cách của vua Minh Mạng là

  • A. Nội các; Đô sát viện và Cơ mật viện.
  • B. Thái y viện; Tôn nhân phủ và Quốc sử viện.
  • C. Thái y viện; Quốc sử viện và Sùng chính viện.
  • D. Tôn nhân phủ; Hàn lâm viện và Sùng chính viện.

Câu 12: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

  • A. Vị trí thuận lợi cho việc xây dựng các trạm thông tin, trạm dừng chân cho các tàu.
  • B. Là điểm khởi đầu của mọi tuyến đường giao thương hàng hải trên thế giới.
  • C. Giàu tài nguyên, tạo điều kiện để phát triển toàn diện các ngành kinh tế biển.
  • D. Án ngữ những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, kết nối các châu lục.

Câu 13: Khẩu hiệu nổi tiếng nào dưới đây có nguồn gốc từ cuộc Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?

  • A. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.
  • B. “Độc lập - Tự do - hạnh phúc”.
  • C. “Tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”.
  • D. “Thống nhất hoàn toàn hay là chết?”.

Câu 14:  Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Cam-pu-chia không tiến hành cuộc khởi nghĩa nào sau đây?

  • A. Khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830).
  • B. Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867).
  • C. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892).
  • D. Khởi nghĩa của A-cha-xoa (1863 - 1866).

Câu 15: Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Việt Nam nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của

  • A. thực dân Anh.
  • B. thực dân Pháp.
  • C. thực dân Tây Ban Nha.
  • D. thực dân Hà Lan.

Câu 16: Năm 248, Bà Triệu đã lãnh đạo người Việt nổi dậy chống lại ách cai trị của

  • A. nhà Lương.
  • B. nhà Ngô.
  • C. nhà Hán.
  • D. nhà Đường.

Câu 17:  Kinh đô của nhà nước Vạn Xuân được đặt tại địa phương nào?

  • A. Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
  • B. Vùng cửa sông Bạch Đằng (Hải Phòng).
  • C. Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh).
  • D. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng?

  • A. Xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ.
  • B. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tá quyền lực.
  • C. Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.
  • D. Cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ, phân định cụ thể.

Câu 19:  Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng?

  • A. Làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn trước.
  • B. Thể hiện tài năng, tâm huyết của vua Minh Mạng.
  • C. Để lại di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia.
  • D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.

Câu 20: Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào sau đây?

  • A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
  • B. Đánh tan hơn 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
  • C. Đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.
  • D. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác