Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 3 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 3 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chúng ta có thể làm thước kẻ bằng vật liệu nào ngoài giấy?

  • A. Nhựa tái chế
  • B. Gỗ nhỏ
  • C. Bìa cứng
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Biển báo giao thông cần được trang trí như thế nào để dễ nhận biết?

  • A. Sử dụng màu sắc và biểu tượng đơn giản, dễ hiểu
  • B. Sử dụng nhiều màu sắc cầu kỳ
  • C. Không cần màu sắc, chỉ cần chữ
  • D. Trang trí theo sở thích cá nhân

Câu 3: Để làm đồ chơi sáng tạo, em có thể sử dụng những nguyên liệu nào?

  • A. Giấy, vải, gỗ, nhựa, dây thun
  • B. Chỉ sử dụng giấy và bút
  • C. Chỉ dùng những vật liệu bằng nhựa
  • D. Không cần sử dụng vật liệu, chỉ cần tưởng tượng

Câu 4: Để làm thước kẻ bằng giấy thì cần cắt giấy hình gì?

  • A. Hình chữ nhật
  • B. Hình vuông
  • C. Hình tròn
  • D. Hình tam giác

Câu 5: Để làm biển báo giao thông thì cần cắt giấy hình gì?

  • A. Hình tròn
  • B. Hình vuông
  • C. Hình chữ nhật
  • D. Hình tam giác

Câu 6: Để làm mô hình xe thì cần cắt giấy hình gì?

  • A. Nhiều hình dạng
  • B. Hình vuông
  • C. Hình tròn
  • D. Hình tam giác

Câu 7: Bước cuối cùng để làm thành thước kẻ là gì?

  • A. Dán 2 hình chữ nhật bằng bìa cứng lại với nhau
  • B. Kiểm tra lại thước kẻ đã làm
  • C. Dán 2 hình chữ nhật bằng giấy màu thủ công
  • D. Vạch dấu cho thước kẻ theo mẫu

Câu 8: Bước cuối cùng để làm thành biển báo giao thông là gì?

  • A. Dán 2 hình chữ nhật bằng bìa cứng lại với nhau
  • B. Lắp ráp và kiểm tra lại mô hình đã làm xong
  • C. Dán 2 hình chữ nhật bằng giấy màu thủ công
  • D. Cắt ống hút

Câu 9: Bước cuối cùng để làm thành mô hình xe là gì?

  • A. Dán 2 hình chữ nhật bằng bìa cứng lại với nhau
  • B. Kiểm tra mô hình xe và thổi hơi vào bóng bay qua ống hút cho xe chạy
  • C. Dán 2 hình chữ nhật bằng giấy màu thủ công
  • D. Cắt ống hút

Câu 10: Để làm đồ dùng học tập thì cần bao nhiêu bước?

  • A. Hai bước
  • B. Ba bước
  • C. Năm bước
  • D. Bốn bước

Câu 11: Bước cuối cùng của trình tự làm đồ dùng học tập là gì?

  • A. Kiểm tra sản phẩm sau khi làm
  • B. Làm đồ trang trí
  • C. Sơn màu cho sản phẩm
  • D. Vẽ lên sản phẩm

Câu 12: Để làm đế biển báo giao thông thì cần bao nhiêu bước?

  • A. Hai bước
  • B. Bốn bước
  • C. Năm bước
  • D. Ba bước

Câu 13: Để làm động cơ gắn với thân xe thì cần bao nhiêu bước?

  • A. Sáu bước
  • B. Ba bước
  • C. Năm bước
  • D. Hai bước

Câu 14: Nên ưu tiên chọn vật liệu gì khi làm đồ dùng học tập?

  • A. Vật liệu đã qua sử dụng
  • B. Vật liệu mới
  • C. Vật liệu đắt tiền
  • D. Vật liệu rẻ

Câu 15: Biển báo giao thông có ý nghĩa gì?

  • A. Hướng dẫn người và phương tiện giao thông đúng luật
  • B. Làm đồ trang trí
  • C. Để chỉ dẫn cho động vật
  • D. Để chỉ dẫn cho máy móc

Câu 16: Có thể làm mô hình xe bằng cách tận dụng các vật liệu đã qua sử dụng nào dưới đây?

  • A. Vỏ hộp giấy
  • B. Nắp chai nước
  • C. Ống hút
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 17: Nên ưu tiên chọn vật liệu gì khi làm biển báo giao thông?

  • A. Vật liệu đã qua sử dụng
  • B. Vật liệu mới
  • C. Vật liệu đắt tiền
  • D. Vật liệu rẻ

Câu 18: Nên ưu tiên chọn vật liệu gì khi mô hình xe?

  • A. Vật liệu đã qua sử dụng
  • B. Vật liệu mới
  • C. Vật liệu đắt tiền
  • D. Vật liệu rẻ

Câu 19: Để làm một đồ chơi thì cần làm theo mấy bước?

  • A. Hai bước
  • B. Năm bước
  • C. Bảy bước
  • D. Bốn bước

Câu 20: Để làm trục và bánh xe thì cần có bao nhiêu công đoạn?

  • A. Chín công đoạn
  • B. Bốn công đoạn
  • C. Mười công đoạn
  • D. Ba công đoạn

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác