Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 10 thiết kế công nghệ kết nối tri thức học kì 2 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 10 thiết kế công nghệ kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sai sót trong thiết kế này là gì?
A. Chiếc ghế quá thấp
- B. Chiếc ghế quá cao
- C. Chiếc bàn quá thấp
- D. Chiếc bàn quá cao
Câu 2: Nhân trắc trong thiết kế kĩ thuật là:
- A. Cách con người tương tác với sản phẩm thiết kế ở mọi tư thế, mọi hình thức,…
- B. Quan niệm nhân sinh quyết định các yếu tố của một người khi làm việc với một sản phẩm
C. Yếu tố thể hiện mối quan hệ giữa cấu trúc, hình thể, khả năng vận động của con người trong việc sử dụng sản phẩm thiết kế.
- D. Thể hiện yếu tố liên quan đến quan niệm nhân sinh
Câu 3: Để cảnh báo hoặc thể hiện thông điệp với người dùng về mức độ an toàn, có thể làm gì?
- A. Sử dụng mũi tên dài ngắn
- B. Sử dụng hàm ý
C. Sử dụng màu sắc khác nhau.
- D. Sử dụng các biển báo
Câu 4: Năng lượng được sử dụng hiện nay chủ yếu tới từ:
- A. Các nguồn năng lượng tái tạo
B. Các nguồn hoá thạch đang cạn kiệt
- C. Các nguồn năng lượng xanh
- D. Các nguồn năng lượng sạch
Câu 5: Phân tích vòng đời bao gồm:
- A. Các giai đoạn triển khai thiết kế sản phẩm gắn liền với thử nghiệm.
- B. Việc điều tra nghiên cứu các kết quả, hiện trạng của sản phẩm trước khi thiết kế.
C. Việc thực hiện các phép đo chi tiết ở tất cả các giai đoạn sản xuất, sử dụng và thải loại sản phẩm.
- D. Các khâu triển khai thiết kế sản phẩm
Câu 6: Vòng đời của sản phẩm sau bước Dừng sử dụng sản phẩm có thể là:
- A. Tái chế
- B. Tái sử dụng
- C. Tạo thành bộ phận không tái chế, sử dụng
D. Tái chế, tái sử dụng, tạo thành bộ phận không tái chế, sử dụng
Câu 7: Phát triển bền vững là:
- A. Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu tương lai mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại.
B. Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
- C. Sự phát triển không làm mất đi bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc.
- D. Sự phát triển văn minh, văn hóa đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai
Câu 8: Hình nào được thiết kế cân đối nhất giữa các bộ phận cũng như tỉ lệ chung?
- A. a
B. b
- C. c
- D. d
Câu 9: Tính thẩm mỹ của sản phẩm thiết kế được tạo thành bởi:
- A. Bố cục và phương thức tạo lập ảnh 3D.
B. Sự sắp xếp và sử dụng các yếu tố như đường nét, hình khối, màu sắc, sự tương phản và kết cấu bề mặt.
- C. Các tiêu chuẩn thẩm mỹ theo truyền thống văn hoá của từng nơi, từng vùng.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Hình thức, vẻ đẹp của sản phẩm còn được thể hiện qua các nguyên tắc thiết kế đồ hoạ gồm:
- A. Tỉ lệ, tính cân bằng
- B. Sự hoà hợp
- C. Không gian
D. Tỉ lệ, tính cân bằng, sự hoà hợp, không gian
Câu 11: Một sản phẩm đảm bảo tính nhân trắc sẽ khiến người dùng:
A. Cảm thấy an toàn và thoải mái, tiện lợi, hiệu quả
- B. Tin tưởng vào vị thế của công ty sản xuất
- C. Cảm thấy tràn đầy tình yêu văn hoá đất nước
- D. Tiện lợi, tiện nghi
Câu 12: Khi thiết kế các sản phẩm cho con người, yếu tố nào cần được quan tâm?
- A. Kích cỡ của người sử dụng sản phẩm thiết kế
- B. Các chuyển động sẽ thực hiện khi sử dụng sản phẩm thiết kế
- C. Các phản ứng của cơ thể với thiết kế thông qua các giác quan.
D. Kích cỡ của người sử dụng sản phẩm thiết kế, các chuyển động sẽ thực hiện khi sử dụng sản phẩm thiết kế, các phản ứng của cơ thể với thiết kế thông qua các giác quan.
Câu 13: Chi phí tài chính cho hoạt động thiết kế được tính toán:
A. Trên cơ sở chi phí cho con người, máy móc, vật liệu và năng lượng.
- B. Dựa trên tình hình chính trị, kinh tế của đất nước.
- C. Trên cơ sở niềm tin vào cuộc sống và khả năng vay vốn.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 14: Tính thẩm mĩ của sản phẩm thiết kế có ý nghĩa như thế nào?
A. Rất quan trọng vì nó phản ánh vẻ đẹp và sự hấp dẫn tổng thể của sản phẩm thiết kế.
- B. Khá quan trọng vì nó chỉ ra được quan niệm, tiêu chí của người/công ty làm sản phẩm
- C. Không quan trọng lắm vì tính thẩm mĩ chỉ là một phần tạo nên vẻ đẹp của sản phẩm thiết kế.
- D. Nền tảng vì tính thẩm mỹ quyết định hoàn toàn đến doanh số của sản phẩm.
Câu 15: Một thiết kế bảo đảm yếu tố nhân trắc tốt không bao gồm đặc điểm gì?
- A. Sử dụng và làm việc trong tư thế trung tính
- B. Tinh giản giao diện và hợp lí hoá các thao tác
C. Sử dụng thao tác lạ và khó, hạn chế thao tác quen
- D. Ít chuyển động và động tác lặp lại nhiều
Câu 16: Khi thiết kế, cần quan tâm tới các yếu tố an toàn liên quan đến:
A. Điện, nhiệt, các sự cố cháy nổ tiềm tàng của sản phẩm khi sử dụng.
- B. Sự sắc bén ở các phần cạnh của sản phẩm.
- C. Sự tương tác của sản phẩm với truyền thống văn hoá dân tộc.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 17: Về vấn đề năng lượng thì hoạt động thiết kế sản phẩm cần hướng tới:
A. Khai thác và sử dụng tối đa các nguồn năng lượng tái tạo.
- B. Khai thác và sử dụng tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch
- C. Loại bỏ năng lượng ra khỏi sản phẩm
- D. Bổ sung sử dụng năng lượng trong quá trình sử dụng sản phẩm
Câu 18: Câu nào sau đây là đúng?
- A. Trong quá trình thiết kế, công nghệ vừa là yếu tố nền tảng, vừa là ràng buộc khi đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
- B. Một số yêu cầu của sản phẩm, các giải pháp giải quyết vấn đề có thể không thực hiện được do sự giới hạn về công nghệ tại thời điểm thiết kế.
- C. Công nghệ phát triển ở trình độ cao sẽ là cơ sở thiết kế giải pháp, sản phẩm chất lượng cao, thân thiện môi trường.
D. Trong quá trình thiết kế, công nghệ vừa là yếu tố nền tảng, vừa là ràng buộc khi đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề, một số yêu cầu của sản phẩm, các giải pháp giải quyết vấn đề có thể không thực hiện được do sự giới hạn về công nghệ tại thời điểm thiết kế, công nghệ phát triển ở trình độ cao sẽ là cơ sở thiết kế giải pháp, sản phẩm chất lượng cao, thân thiện môi trường.
Câu 19: Nguy cơ mất an toàn khi sử dụng chiếc bàn là này là gì?
- A. Dây diện bị hở
B. Phần mặt để là có thể gây bỏng nếu chạm vào người.
- C. Đầu bàn là quá nhọn.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20: Công nghệ màn hình cảm hứng đã ảnh hưởng thế nào tới thiết kế điện thoại di động?
- A. Khiến cho chiếc điện thoại trở nên mỏng hơn.
- B. Thiết kế trở nên đơn giản, không còn có nhiều điểm tự nhiên, khác lạ như trước.
C. Bộ phận bàn phím bị loại bỏ, toàn bộ một mặt của điện thoại được làm thành màn hình cảm hứng.
- D. Ảnh hưởng đến cả điện thoại
Câu 21: Bước đầu tiên của thiết kế kĩ thuật là gì?
A. Xác định vấn đề
- B. Xác định yêu cầu
- C. Tìm hiểu tổng quan
- D. Đề xuất giải pháp
Câu 22: Công việc chủ yếu của bước Tìm hiểu tổng quan là gì?
- A. Nghiên cứu kiến thức và các giải pháp đã có
- B. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở cho các hoạt động giải quyết vấn đề tiếp theo
- C. Phác thảo dự án kĩ thuật
D. Nghiên cứu kiến thức và các giải pháp đã có và chuẩn bị đầy đủ cơ sở cho các hoạt động giải quyết vấn đề tiếp theo
Câu 23: Thông tin tìm hiểu tổng quan có thể được thực hiện thông qua:
- A. Nghiên cứu tài liệu, các công bố khoa học có liên quan
- B. Đọc các tài liệu kĩ thuật về các sản phẩm đã có
- C. Trao đổi trực tiếp với người dùng, với các chuyên gia
D. Nghiên cứu tài liệu, các công bố khoa học có liên quan, đọc các tài liệu kĩ thuật về các sản phẩm đã có, trao đổi trực tiếp với người dùng, với các chuyên gia
Câu 24: Giải pháp đã được chọn và hoàn thiện ở bước lựa chọn giải pháp cần được:
- A. Sửa đổi và bổ sung cho hoàn thiện hơn
B. Thể hiện dưới dạng bản thiết kế chi tiết, đủ để xây dựng được nguyên mẫu.
- C. Loại bỏ nếu gặp chính sách khắc nghiệt của nhà nước
- D. Rà soát và sửa chữa
Câu 25: Nguyên mẫu là gì?
- A. Việc khôi phục lại mẫu mã cũ của một sản phẩm nào đó nhằm tạo một hiệu ứng trong kinh doanh.
- B. Là vật mẫu đầu tiên được sản xuất từ mẫu thiết kế đã được chọn lựa.
C. Là phiên bản hoạt động của giải pháp đã lựa chọn, thường được chế tạo bởi các vật liệu không giống với sản phẩm cuối cùng.
- D. Là hiện trạng đầu tiên của vật được thiết kế lựa chọn
Bình luận