Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 10 thiết kế công nghệ kết nối tri thức học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 10 thiết kế công nghệ kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Căn cứ đầu tiên để lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ là:
A. Xem xét triển vọng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
- B. Xem xét các yêu cầu của thị trường lao động.
- C. Xem xét khả năng và kết quả học tập ở các môn.
- D. Xác định vị trí việc làm trong tương lai phù hợp với khả năng.
Câu 2: Phân loại một số ngành nghề kĩ thuật, công nghệ:
- A. 1
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 3: Khái niệm nghề thuộc ngành cơ khí:
- A. Là nhóm ngành đào tạo tập trung vào việc áp dụng các nguyên lí của khoa học.
- B. Thiết kế, phát triển các hệ thống thiết bị cơ khí.
- C. Được sử dụng trong các hệ thống chuyên dụng.
D. Là nhóm ngành đào tạo tập trung vào việc áp dụng các nguyên lí của toán học và khoa học, thiết kế, phát triển và đánh giá vận hành các hệ thống thiết bị cơ khí được sử dụng trong các hệ thống chế tạo và lắp ráp chuyên dụng.
Câu 4: Khái niệm nghề thuộc ngành điện, điện tử và viễn thông:
A. Là nhóm ngành đào tạo tập trung vào việc áp dụng các nguyên lí của toán học và khoa học để thiết kế, phát triển và đánh giá vận hành hệ thống điện, điện tử và viễn thông.
- B. Là nhóm ngành đào tạo tập trung vào việc áp dụng các nguyên lí của toán học và khoa học để thiết kế, phát triển và đánh giá vận hành các hệ thống thiết bị cơ khí.
- C. Sử dụng trong các hệ thống chế tạo và lắp ráp chuyên dụng.
- D. Được sử dụng rộng rãi phủ sóng trên tất cả các hệ thống
Câu 5: Khái niệm ngành nghề kĩ thuật, công nghệ:
A. Là ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
- B. Là ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp.
- C. Là ngành nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
- D. Là ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp
Câu 6: Vai trò của ngành nghề kĩ thuật, công nghệ:
- A. Trực tiếp tạo ra của cải, phát triển kinh tế.
- B. Tạo ra các dịch vụ phục vụ
- C. Phục vụ nghiên cứu, liên tục cải tiến sản phẩm
D. Trực tiếp tạo ra của cải, phát triển kinh tế, tạo ra các dịch vụ phục vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống, phục vụ nghiên cứu, liên tục cải tiến sản phẩm, đem lại cho con người một cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại.
Câu 7: Hiện nay, người lao động được đào tạo có sự thay đổi về mặt nào?
A. Tăng về số lượng và chất lượng
- B. Tăng về số lượng
- C. Tăng về chất lượng
- D. Không có sự thay đổi
Câu 8: Hiện nay, trình độ lao động của nước ta đáp ứng nhu cầu:
- A. Lao động trong nước
B. Xuất khẩu lao động
C. Lao động trong nước và xuất khẩu lao động
- D. Xuất khẩu lao động và quốc tế
Câu 9: Nhu cầu lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ hiện nay ra sao?
- A. Ổn định
B. Ngày càng lớn
- C. Ngày càng giảm
- D. Không xác định
Câu 10: Điều gì làm thị trường lao động thay đổi?
- A. Quá trình công nghiệp hóa
- B. Quá trình hiện đại hóa
- C. Quá trình hội nhập quốc tế
D. Quá trình công nghiệp hóa, quá trình hiện đại hóa, quá trình hội nhập quốc tế
Câu 11: Đâu không phải ngành nghề thuộc ngành cơ khí
- A. Kĩ sư cơ khí chế tạo máy
- B. Kĩ sư cơ khí động học
C. Lập trình viên
- D. Kĩ sư điện lực
Câu 12: Người lao động thuộc ngành cơ khí là:
A. Người trực tiếp tham gia thiết kế, lắp ráp, phân tích, đánh giá, vận hành, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, đề xuất sáng kiến, ý tưởng giải pháp cải tiến công nghệ, trang thiết bị máy móc,… thuộc cơ khí.
- B. Người có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, sử dụng, bảo trì hệ thống điện, điện tử và thiết bị viễn thông.
- C. Họ có thể tiếp cận, khai thác các sản phẩm, giải pháp kĩ thuật, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện, điện tử và viễn thông.
- D. Người tham gia vào các hoạt động thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng...
Câu 13: Tỉ lệ lao động làm việc trong ngành nghề nào không đổi?
- A. Công nghiệp chế biến
- B. Chế tạo
C. Công nghệ chế biến và chế tạo
- D. Chế tạo và may mặc
Câu 14: Khi lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật công nghệ, cần xem xét yêu cầu của thị trường lao động về mặt nào?
- A. Vị trí việc làm
- B. Chuyên ngành đào tạo
- C. Kĩ năng nghề nghiệp
D. Vị trí việc làm, chuyên ngành đào tạo, kĩ năng nghề nghiệp
Câu 15: Khi lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật công nghệ, cần xem xét khả năng và kết quả học tập ở môn học nào?
- A. Toán
- B. Vật lý
- C. Công nghệ
D. Toán, Vật lý, Công nghệ
Câu 16: Chọn ý đúng: Nhu cầu vị trí việc làm trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ngày càng ..(1).. nhưng yêu cầu đối với người lao động cũng ngày càng ....(2)...
A. lớn, cao
- B. lớn, nhỏ
- C. nhỏ, nhỏ
- D. nhỏ, cao
Câu 17: Hãy cho biết: Triển vọng thị trường lao động của nước ta đang có xu hướng phát triển mạnh về lĩnh vực nào?
- A. Kĩ thuật
- B. Công nghệ
C. Kĩ thuật và công nghệ
- D. Công nghệ và máy móc
Câu 18: Đâu là yêu cầu kĩ sư cần đáp ứng trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?
A. Thông thạo ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp chuyên ngành kĩ thuật, công nghệ
- B. Buộc phải có khả năng làm việc độc lập không yêu cầu về làm việc nhóm
- C. Có kĩ năng thực hành nghề vững vàng
- D. Có kinh nghiệm lâu năm trong nghề
Câu 19: Cho biết: Người lao động thuộc ngành cơ khí có thể làm tại đâu?
- A. trường học
- B. các viện nghiên cứu
- C. nhà máy sản xuất, công ti, cơ sở sản xuất
D. trường học, các viện nghiên cứu, nhà máy sản xuất, công ti, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, kinh doanh.
Câu 20: Ngành nghề nào thuộc ngành cơ khí?
- A. Kĩ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp.
B. Sửa chữa, cơ khí chế tạo.
- C. Hệ thống điện.
- D. Vận hành nhà máy điện gió, điện mặt trời.
Câu 21: Ngành nghề nào không là cơ khí?
- A. Sửa chữa.
- B. Cơ khí chế tạo.
C. Kĩ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp.
- D. Chế tạo khuôn mẫu, hàn.
Câu 22: Xác định yêu cầu cần đáp ứng đối với vị trí việc làm kĩ sư?
- A. Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong thiết kế và sản xuất.
- B. Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm
- C. Làm việc tích cực, năng động, sáng tạo
D. Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong thiết kế và sản xuất, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, làm việc tích cực, năng động, sáng tạo
Câu 23: Thị trường của ngành cơ khí:
- A. Trường học.
- B. Viện nghiên cứu.
- C. Cơ sở sản xuất.
D. Trường học, viện nghiên cứu, cơ sở sản xuất.
Câu 24: Xác định: Người lao động thuộc ngành cơ khí là người tham gia?
A. trực tiếp tham gia thiết kế, lắp đặt, phân tích, đánh giá, vận hành, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, đề xuất sáng kiến, ý tưởng giải pháp cải tiến công nghệ, trang thiết.
- B. gián tiếp tham gia thiết kế, lắp đặt, phân tích, đánh giá, vận hành, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, đề xuất sáng kiến, ý tưởng giải pháp cải tiến công nghệ, trang thiết.
- C. trực tiếp tham gia thiết kế, lắp đặt, phân tích ý tưởng giải pháp cải tiến công nghệ, trang thiết.
- D. Đáp án khác
Câu 25: Đặc điểm và môi trường làm việc của ngành cơ khí khắc nghiệt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tai nạn. Vì vậy, người lao động cần:
- A. Có sức khỏe tốt; cẩn thận, kiên trì; yêu thích công việc
- B. Có tinh thần hợp tác tốt, khả năng làm việc theo nhóm
- C. Có phản ứng nhanh nhạy để xử lí tình huống trong quá trình lao động; tuân thủ tuyệt đối an toàn lao động.
D. Có sức khỏe tốt; cẩn thận, kiên trì; yêu thích công việc, đam mê máy móc và kĩ thuật, có tinh thần hợp tác tốt, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao, có phản ứng nhanh nhạy để xử lí tình huống trong quá trình lao động; tuân thủ tuyệt đối an toàn lao động.
Bình luận